Phạt tù nhóm đối tượng giả danh công an, lừa đảo 4 cụ già hơn 1,3 tỷ đồng 

Với thủ đoạn gọi điện giả danh cán bộ công an, thông báo các bị hại có liên quan đến việc rửa tiền, ba đối tượng Trình, Quang, Điệp đã lừa đảo chiếm đoạt số tiền hơn 1,3 tỷ đồng của 4 cụ bà. Kim Anh
Phạt tù nhóm đối tượng giả danh công an, lừa đảo 4 cụ già hơn 1,3 tỷ đồng

Ngày 9/5, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm và tuyên án phạt 3 bị cáo đều ở Thái Thụy, Thái Bình, gồm: Lê Văn Trình (sinh năm 1975) 16 năm tù, Nguyễn Đình Quang (sinh năm 1994) 14 năm 6 tháng tù, Đào Viết Điệp (sinh năm 1990) 2 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Sửa chữa giấy chứng nhận, các tài liệu của cơ quan, tổ chức.”

Theo cáo trạng, tháng 10/2022, bà Phạm Thị H (sinh năm 1945, ở Hải Dương) bị một đối tượng gọi điện giả danh cán bộ công an, thông báo số tiền tiết kiệm của bà có liên quan đến vụ rửa tiền.

Đối tượng này yêu cầu bà H chuyển tiền vào các tài khoản ngân hàng do chúng cung cấp để chứng minh không liên quan đến vụ án. Do lo sợ, bà H đã chuyển hơn 598 triệu đồng cho người lạ và bị mất trắng.

Cơ quan Công an làm rõ đối tượng lừa đảo là Quang và Trình. Với hành vi này, Quang và Trình đã bị Tòa án Nhân dân tỉnh Hải Dương tuyên phạt lần lượt mức án 13 năm tù và 14 năm tù.

Quá trình điều tra vụ án, xác định bị cáo còn thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội nên Công an tỉnh Hải Dương đã chuyển tài liệu cho Công an thành phố Hà Nội để tiến hành điều tra theo thẩm quyền.

Kết quả điều tra cho thấy cuối năm 2020, trên địa bàn thành phố Hà Nội, một số người nhận được cuộc gọi lừa đảo với chiêu thức tương tự như vụ bà H bị lừa.

Những kẻ lừa đảo gọi điện thoại giả danh cán bộ công an, thông báo tài khoản của người bị hại liên quan đến tổ chức phạm tội.

Các đối tượng yêu cầu người bị hại chứng minh việc không liên quan đến tội phạm bằng việc chuyển tiền có trong tài khoản đến tài khoản mà các đối tượng chỉ định rồi chiếm đoạt tiền của người nhẹ dạ.

Do cả tin, có ba cụ bà hơn 80 tuổi đã chuyển từ 60-365 triệu đồng đến tài khoản mà nhóm của Trình chỉ định. Cơ quan điều tra xác định, nhóm của Trình đã gây ra ba vụ lừa đảo chiếm đoạt tổng số hơn 700 triệu đồng của ba cụ.

Sau khi nhận được tiền từ những người bị lừa, nhóm bị cáo chuyển tiền đến nhiều tài khoản khác mà mình đang quản lý để chia nhỏ dòng tiền, tránh bị phát hiện, phong tỏa tài khoản, rồi rút tiền mặt tại cây ATM, giữ lại phần tiền theo tỷ lệ phần trăm thỏa thuận.

Theo đó, Trình được hưởng lợi 145 triệu đồng. Quang được Trình chia cho hơn 36 triệu đồng.

Ngoài ra, khoảng tháng 9/2020, Trình nhận được cuộc gọi của Nguyễn Thị Hằng (sinh năm 1975, ở Quảng Ninh, đang bị truy nã về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”).

Hằng bảo Trình đăng ký mở tài khoản ngân hàng để nhận tiền “bẩn” do các đối tượng phạm tội mà có, sau đó rút tiền mặt, chuyển vào các tài khoản khác theo yêu cầu sẽ được hưởng 20%/số tiền chuyển vào tài khoản.

Trình được một đối tượng tên Tuấn Anh (không rõ nhân thân, lai lịch) liên hệ, hướng dẫn đi mua Chứng minh nhân dân loại 9 số, làm giả bằng cách bóc ghép thay ảnh, sau đó dùng để đăng ký mở tài khoản ngân hàng để nhận tiền “bẩn.”

Việc này nhằm tránh bị Cơ quan Công an điều tra, phát hiện. Khi có tiền chuyển vào tài khoản, Tuấn Anh thông báo cho Trình, bảo Trình chuyển tiền đến tài khoản khác để tránh bị cơ quan chức năng phong tỏa.

Khi rút tiền tại các cây ATM, các đối tượng phải đội mũ và đeo khẩu trang nhằm che dấu đặc điểm nhận dạng.

Để mở tài khoản nhận tiền, chiếm đoạt của khách hàng, Trình cùng Quang và Điệp tìm mua Chứng minh nhân dân loại 9 số, chụp ảnh chân dung để Trình thay ảnh vào Chứng minh nhân dân.

Do cần ảnh trên Chứng minh nhân dân giả có đóng dấu chìm, Trình thống nhất với Quang và Điệp việc bóc ảnh thật trên Chứng minh nhân dân 9 số của Quang và Điệp để dán vào Chứng minh nhân dân mua được.

Tiếp đó, Trình giao các Chứng minh nhân dân giả trên cho Quang và Điệp đi mở tài khoản ngân hàng.

Sau khi mở tài khoản ngân hàng thành công, Trình gửi các số tài khoản trên cho Tuấn Anh để trao đổi, phối hợp chuyển, nhận số tiền đã chiếm đoạt được.

Đối với số tiền được Tuấn Anh cắt lại, Trình thỏa thuận cho Quang 25% số tiền được hưởng, cho Điệp từ 1-2 triệu đồng cho mỗi lần rút tiền thành công./.

Công an xã Quảng Phú Cầu trao trả tài sản cho bà Ngọt và gia đình. (Ảnh: TTXVN phát)

Hà Nội: Ngăn chặn vụ giả danh cán bộ Công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Công an xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa, Hà Nội đã phối hợp với các lực lượng chức năng kịp thời ngăn chặn một vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản với thủ đoạn giả danh cán bộ Công an.

(TTXVN/Vietnam+)
59 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Giáo dục

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 855
    • Thành viên Thành viên 1
    • Tổng Tổng 856
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87022524