Cuộc họp JMMC diễn ra trong bối cảnh Libya vừa khởi động lại hoạt động sản xuất tại mỏ dầu lớn nhất Sharara. Libya hiện đang sản xuất khoảng 300.000 thùng/ngày. Sự gia tăng nguồn cung từ Libya đến cùng lúc với làn sóng COVID-19 tái bùng phát ở nhiều quốc gia, với các hạn chế mới được áp dụng ở các nền kinh tế lớn ở châu Âu, có nguy cơ đe dọa sự phục hồi kinh tế và nhu cầu dầu vốn đang mong manh.
Trước đó, tại cuộc họp của Ủy ban Kỹ thuật chung (JTC) cũng diễn ra theo hình thức trực tuyến trước thềm Hội nghị JMMC, Tổng Thư ký OPEC Mohammad Barkindo cho biết: “Những đám mây đen của đại dịch tiếp tục bao trùm. Một số quốc gia trên thế giới đã xuất hiện làn sóng COVID-19 thứ 2, gây ra thảm kịch cả về con người và sự bất ổn kinh tế”.
Trước đó, OPEC+ hồi tháng 4/2020 đã đồng ý mức cắt giảm sản lượng khai thác dầu lịch sử 9,7 triệu thùng/ngày để ứng phó với sự sụt giảm của nhu cầu sau khi đại dịch COVID-19 bùng phát khiến giá dầu lao dốc. Việc cắt giảm sản lượng đã được nới lỏng 2 triệu thùng/ngày bắt đầu từ tháng 8/2020 và dự kiến sẽ được nới lỏng thêm 2 triệu thùng/ngày từ tháng 1/2021. Nga và Saudi Arabia cho biết sẽ sẵn sàng hợp tác để giữ cho thị trường năng lượng toàn cầu ổn định. Trước tình hình đại dịch COVID-19 tái bùng phát tại châu Âu, gây ảnh hưởng tới nhu cầu dầu mỏ, nhiều thành viên thị trường không khỏi e ngại về khả năng thực hiện cam kết của OPEC+.
Phát biểu tại cuôc họp, Bộtrưởng Năng lượng Saudi Arabia Abdulaziz bin Salman khẳng định thị trường không nên nghi ngờ về những cam kết và dự định của liên minh dầu mỏ này. Đăc biêt trong năm nay, OPEC+ đã cho thấy sự linh hoạt để thích ứng với tình hình đang thay đổi và liên minh này sẽ không né tránh trách nhiệm hỗ trợ thị trường dầu mỏ.
Theo ông Abdulaziz, cho đến thời điểm này, OPEC+ đã nhận được môt số cam kết bù đắp sản lượng của môt số nước thành viên kể từ quý IV/2020. Trước đó, OPEC nhận định nhu cầu dầu mỏ thế giới sẽ giảm sâu hơn trong năm nay so với dự báo do tác động của dịch COVID-19. Bên cạnh đó, thị trường "vàng đen" toàn cầu có thể phục hồi chậm hơn vào năm tới, khiến nỗ lực bình ổn giá của OPEC+ trở nên khó khăn hơn.
Phát biểu tại lễ kỷ niệm 60 năm ngày thành lập tổ chức OPEC, Tổng Thư ký OPEC, ông Mohammad Barkindo cho biết, đại dịch COVID-19 là “một trong những thách thức lớn nhất trên quy mô toàn cầu trong thời hiện đại”.
Ông Barkindo cho biết thêm: “Bên cạnh những tác động khủng khiếp đại dịch COVID-19 gây ra cho con người, đại dịch cũng đã khiến nền kinh tế toàn cầu và thị trường dầu mỏ tại khu vực OPEC rơi vào suy thoái được coi là tồi tệ nhất trong lịch sử”./.
Hoài Hà (Theo arabnews.com, CNBC)