Nhật-Hàn muốn duy trì thỏa thuận chia sẻ thông tin tình báo quân sự 

Thỏa thuận có thể sẽ hết hiệu lực nếu một trong hai bên thông báo với bên kia ý định dừng tuân thủ thỏa thuận ít nhất 90 ngày trước khi kết thúc thời hạn 1 năm.
Nhật-Hàn muốn duy trì thỏa thuận chia sẻ thông tin tình báo quân sự

Trong một động thái được đánh giá là tích cực, ngày 17/7, Nhật Bản và Hàn Quốc đều bày tỏ mong muốn duy trì thỏa thuận song phương về chia sẻ thông tin tình báo quân sự song phương, văn bản sẽ phải được gia hạn vào tháng sau.

Tháng 11/2016, Nhật-Hàn đã ký Thỏa thuận An ninh chung về Thông tin quân sự, một hiệp định chia sẻ thông tin tình báo quân sự thường được gọi tắt là GSOMIA.

Thỏa thuận có hiệu lực ngay lập tức, và đã được gia hạn hằng năm. Tuy nhiên, trong bối cảnh ngày càng có nhiều lo ngại về tác động tiềm ẩn của việc mối quan hệ giữa hai nước đồng minh của Mỹ này đang xuống tới mức thấp nhất trong nhiều năm qua, có nhiều lo ngại rằng văn kiện này sẽ không được gia hạn vào tháng tới.

[Nhật Bản bác chỉ trích của Hàn Quốc về hạn chế xuất khẩu công nghệ cao]

Thỏa thuận có thể sẽ hết hiệu lực nếu một trong hai bên thông báo với bên kia ý định dừng tuân thủ thỏa thuận ít nhất 90 ngày trước khi kết thúc thời hạn 1 năm.

Trả lời phỏng vấn nhật báo JoongAng Ilbo của Hàn Quốc, Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono khẳng định: "Quan hệ giữa hai nước đang trải qua một điều kiện rất khó khăn, nhưng Nhật Bản vẫn tiếp tục hợp tác với Hàn Quốc về những gì cần hợp tác, trong đó có vấn đề Triều Tiên."

Về phần mình, tờ Dong-A Ilbo của Hàn Quốc cùng ngày đưa tin Văn phòng tổng thống Hàn Quốc đã quyết định rằng Seoul sẽ duy trì thỏa thuận trên với Tokyo.

Dấu hiệu tích cực trên xuất hiện trong bối cảnh tranh cãi thương mại giữa hai bên kể từ khi Tokyo siết chặt các quy định xuất khẩu nguyên liệu công nghệ cao được sử dụng trong sản xuất điện thoại thông minh và chip sang thị trường Hàn Quốc từ ngày 4/7.

Về việc này, Ngoại trưởng Kono cho biết đang phối hợp chặt chẽ với người đồng cấp Hàn Quốc Kang Kyung-wha, song không trả lời câu hỏi liệu lãnh đạo hai nước có tiến hành gặp thượng đỉnh để làm dịu tình hình hay không./.

Bích Liên (TTXVN/Vietnam+)

 

310 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.
Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 471
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 471
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 88315785