Nhật để ngỏ khả năng tham gia liên minh của Mỹ về hàng hải Trung Đông 

Nhật Bản đang cân nhắc các lựa chọn nếu Mỹ tìm kiếm sự hợp tác của nước này trong việc đảm bảo an toàn cho các chuyến tàu thương mại tại Trung Đông.
Nhật để ngỏ khả năng tham gia liên minh của Mỹ về hàng hải Trung Đông

Ngày 10/7, giới chức Nhật Bản cho biết nước này sẽ cân nhắc các lựa chọn nếu Mỹ tìm kiếm sự hợp tác trong việc đảm bảo an toàn cho các chuyến tàu thương mại tại Trung Đông, sau khi xảy ra các vụ tấn công gần đây nhằm vào nhiều tàu chở dầu tại khu vực điểm nóng này.

Theo Hiến pháp Nhật Bản, nước này dường như sẽ chỉ có các lựa chọn giới hạn như cung cấp hỗ trợ hậu cần theo một đạo luật đặc biệt, như đã từng làm tại thời điểm sau các vụ tấn công khủng bố nhằm vào nước Mỹ ngày 11/9/2001.

Hiện, không chắc liệu Tổng thống Mỹ Donald Trump có kêu gọi Nhật Bản giúp đỡ hay không, trong bối cảnh Washington đã liên tục nhấn mạnh các mối đe dọa mà Iran gây ra.

Ông Trump từng nhận xét rằng hiệp ước an ninh song phương Mỹ-Nhật "không công bằng" và cần phải được thay đổi, song cũng bác bỏ khả năng ông sẽ xóa bỏ hiệp ước này.

[Mỹ xúc tiến lập liên quân trên tuyến hàng hải quốc tế ở Vùng Vịnh]

Một quan chức cấp cao thuộc Bộ Ngoại giao Nhật Bản nói: "Chúng tôi không biết liệu Mỹ có muốn sự hợp tác của Nhật Bản hay không."

Trong khi đó, theo các phương tiện truyền thông Mỹ, nước này mong muốn một liên minh quân sự đảm bảo an toàn cho các tuyến đường vận chuyển hàng hóa tránh được những mối đe dọa từ Iran và Yemen sau vụ 2 tàu chở dầu bị tấn công trên vịnh Oman tháng trước.

Báo giới dẫn lời Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, Tướng hải quân Joseph Dunford nói: "Chúng tôi đang tham gia cùng với một số quốc gia để xem liệu chúng tôi có thể kết hợp thành một liên minh, theo đó sẽ đảm bảo tự do hàng hải tại cả eo biển Hormuz và Bab el Mandeb hay không."

Theo Luật An ninh được Thủ tướng Shinzo Abe ban hành năm 2015, Nhật Bản hiện có thể viện trợ cho các đồng minh như Mỹ ngay cả khi chính Nhật Bản chưa bị tấn công, trong cái gọi là "sử dụng tự vệ tập thể."

Theo đó, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) có thể được điều động nếu một tình huống phát sinh trong đó một cuộc tấn công vào một quốc gia khác đe dọa đến sự tồn vong của Nhật Bản./.

Phương Hoa (TTXVN/Vietnam+)

 

520 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.
Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 878
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 878
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87037011