Nga thu về 20 tỷ USD từ bán dầu thô 

(ĐCSVN) – Ngày 15/6, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) công bố báo cáo cho biết, xuất khẩu dầu thô của Nga vẫn giữ ổn định trong tháng 5 với doanh thu 20 tỷ USD, tăng 1,7 tỷ USD so với tháng trước đó dù xuất khẩu của nước này giảm do các lệnh trừng phạt của phương Tây.
Nga thu về 20 tỷ USD từ bán dầu thô
Báo cáo của IEA cho biết, xuất khẩu sản phẩm dầu mỏ tinh chế đã giảm 155.000 thùng/ngày so với tháng 4, xuống còn 2,4 triệu thùng/ngày trong tháng 5.

"Với giá dầu thô và sản phẩm tinh chế tăng lên trên toàn cầu, doanh thu xuất khẩu các mặt hàng này của Nga ước tính đã tăng 1,7 tỷ USD trong tháng 5 lên khoảng 20 tỷ USD", báo cáo của IEA cho hay.

Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đã áp các lệnh cấm nhập khẩu dầu của Nga bên cạnh các biện pháp trừng phạt khác sau khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine hôm 24/2.

Bất chấp các lệnh cấm này, EU vẫn là thị trường lớn nhất cho xuất khẩu dầu thô và sản phẩm tinh chế của Nga, chiếm 43% lượng dầu dẫn từ Nga ra nước ngoài. Tiếp đến là Trung Quốc, với khoảng hơn 25%.

Tháng 5 vừa qua, Trung Quốc nhập khẩu dầu và nhiên liệu  từ Nga ở mức khoảng gần 25.000 thùng/ngày trong tháng 5, đưa tổng lượng dầu và nhiên liệu mà nước này nhập khẩu từ Nga lần đầu tăng lên trên 2 triệu thùng/ngày.

Bên cạnh đó, Ấn Độ đã thay thế Đức, trở thành quốc gia nhập khẩu dầu thô và nhiên liệu của Nga lớn thứ 2 thế giới những tháng gần đây. Dữ liệu cho thấy, nhập khẩu dầu của Ấn Độ từ Nga trong tháng 5 đạt 4,98 triệu thùng/ngày, cao nhất kể từ tháng 12/2020, do các nhà máy lọc dầu nhà nước tăng sản lượng để đáp ứng nhu cầu trong nước ngày càng tăng trong khi các nhà máy lọc dầu tư nhân tập trung thu lợi nhuận từ xuất khẩu.

Ngày 15/6, giá dầu thô đã tăng lên mức hơn 120 USD/thùng trong bối cảnh tâm lý lo ngại nguồn cung thắt chặt tiếp tục ảnh hưởng tới thị trường toàn cầu.

Theo IEA, nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu sẽ tăng lên 99,4 triệu thùng/ngày trong năm 2022, vẫn thấp hơn 1 triệu thùng so với năm 2019 - thời điểm dịch COVID-19 chưa bùng phát. Tuy nhiên bước sang năm 2023, nhu cầu của toàn thế giới sẽ tăng lên khoảng 101,6 triệu thùng/ngày và quay trở về mức trước đại dịch./.

 
H.Hà (Theo Reuters, Bloomberg)
180 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.
Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 856
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 856
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87190527