Nga phê chuẩn lộ trình xây dựng trạm vũ trụ riêng 

Theo lộ trình, module năng lượng khoa học sẽ được đưa lên quỹ đạo vào năm 2027. Ba module tiếp theo sẽ được đưa lên quỹ đạo trước năm 2030. Bốn module này sẽ tạo thành hạt nhân của trạm vũ trụ.
Nga phê chuẩn lộ trình xây dựng trạm vũ trụ riêng

Cơ quan Vũ trụ Nga (Roscosmos) ngày 2/7 cho biết Tổng Giám đốc Roscosmos, Yuri Borisov cùng ngày đã phê chuẩn lộ trình xây dựng trạm vũ trụ của Nga và việc triển khai dự kiến thực hiện từ năm 2027 đến 2033.

Theo thông báo, lộ trình này cũng được Tổng Giám đốc 19 công ty tham gia xây dựng trạm vũ trụ này ký kết.

Theo lộ trình, đầu tiên, module năng lượng khoa học sẽ được đưa lên quỹ đạo vào năm 2027. Ba module tiếp theo sẽ được đưa lên quỹ đạo trước năm 2030. Bốn module này sẽ tạo thành hạt nhân của trạm vũ trụ.

Ở giai đoạn 2 từ năm 2031 đến 2033, hạt nhân này sẽ được mở rộng bằng việc lắp ghép 2 module khác. Tổng giá trị dự án dự kiến là 608,9 tỷ ruble (6,9 tỷ USD).

Cũng tại sự kiện này đã diễn ra việc ký hợp đồng nhà nước về thiết kế thử nghiệm chế tạo trạm vũ trụ cũng như tàu vũ trụ có người lái thế hệ mới và tên lửa đẩy hạng nặng Angara.

Lộ trình cũng bao gồm thử nghiệm bay tàu vũ trụ mới, chế tạo tên lửa đẩy và cơ sở hạ tầng mặt đất cũng như công việc của các viện khoa học lĩnh vực liên quan.

 

Roscosmos cho biết trạm vũ trụ Nga giúp đảm bảo tính liên tục cho chương trình du hành vũ trụ của nước này, giải quyết các nhiệm vụ phát triển khoa học kỹ thuật, kinh tế quốc dân và an ninh quốc gia mà trên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) không thể thực hiện do các giới hạn công nghệ và thỏa thuận quốc tế.

Trạm vũ trụ Nga cũng giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của các tổ hợp vũ trụ có người lái của Nga, cũng như hoàn thiện các công nghệ vũ trụ tương lai./.

Hình ảnh so sánh kích thước của Sao Kim và Trái đất. (Nguồn: Wikipedia)

Nga lên kế hoạch đưa trạm nghiên cứu vũ trụ lên Sao Kim vào năm 2031

Trạm nghiên cứu dự kiến bao gồm một module đổ bộ có nhiệm vụ lấy mẫu đất từ Sao Kim về Trái Đất nhằm nghiên cứu về dấu vết của sự sống trên hành tinh này.

(TTXVN/Vietnam+)
20 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.
Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 432
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 432
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 80944386