Nga đề xuất biện pháp giải quyết ngũ cốc thừa của Ukraine 

Ngoại trưởng Nga cho biết ngũ cốc Ukraine đang được cung cấp cho các nước châu Âu, trong đó nhiều nước không muốn nhập khẩu số ngũ cốc này vì họ không muốn gây sức ép cạnh tranh cho nông dân của mình.
Nga đề xuất biện pháp giải quyết ngũ cốc thừa của Ukraine

Để giải quyết số ngũ cốc Ukraine bị một số nước châu Âu từ chối nhập khẩu, Ủy ban châu Âu (EC) nên mua lại số ngũ cốc này và chuyển chúng tới các nước châu Phi đang có nhu cầu.

Theo hãng thông tấn TASS, đề xuất trên được Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đưa ra trong cuộc họp báo ngày 23/9. Ông cho biết ngũ cốc Ukraine đang được cung cấp cho các nước châu Âu, trong đó nhiều nước không muốn nhập khẩu số ngũ cốc này vì họ không muốn gây sức ép cạnh tranh cho nông dân của mình.

Vì thế, EC có thể mua lại số ngũ cốc này và gửi tới châu Phi. Ông lấy ví dụ về việc 260.000 m3 phân bón của Nga bị ách tắc ở  các cảng của Liên minh châu Âu (EU) từ năm 2022, đã được nước này chuyển miễn phí tới các nước châu Phi như Malawi, Kenya.

Thông báo về kết quả hoạt động tại Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 78, Ngoại trưởng Lavrov cho biết ông đã giải thích với Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres về lý do đề xuất gia hạn thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen của ông Guterres không hiệu quả. Thỏa thuận này đã hết hạn ngày 17/7 vừa qua.

[Ukraine vận chuyển hơn 9 triệu tấn ngũ cốc qua cảng của Romania]

Ông khẳng định Nga không phớt lờ đề xuất của ông Guterres, mà đơn giản chỉ là biện pháp này không thể thực hiện. Điện Kremlin đã nêu rõ rằng sẽ quay lại thỏa thuận chỉ khi nào những quan ngại của Moskva được giải quyết.

Thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen, do Liên hợp quốc và Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian vào năm ngoái, đã cho phép thực hiện hoạt động xuất khẩu ngũ cốc và các thực phẩm khác một cách an toàn từ các cảng của Ukraine ở Biển Đen.

Moskva đã rút khỏi thỏa thuận vào tháng 7, cáo buộc phương Tây không thực hiện cam kết đảm bảo cho hoạt động xuất khẩu ngũ cốc và phân bón của riêng Nga.

Cho đến nay, Thổ Nhĩ Kỳ và Liên hợp quốc vẫn chưa thuyết phục được Nga quay lại thỏa thuận này./.

Phương Hà (TTXVN/Vietnam+)

 

54 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.
Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 650
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 650
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 77283790