Nếu xảy ra “chiến tranh thương mại”? 

(Chinhphu.vn) - Sau một thời gian tham vấn, đàm phán trực tiếp mà không đạt được kết quả như mong muốn, theo như thông báo, bắt đầu từ ngày 6/7 tới, chính quyền Mỹ sẽ áp thuế đối với các mặt hàng nhập khẩu của Trung Quốc trị giá hơn 30 tỷ USD khi cho là Trung Quốc tiến hành nhiều hoạt động thương mại không công bằng.
Nếu xảy ra “chiến tranh thương mại”?

Là đối tác thương mại lớn nhất, đồng thời là nước xuất siêu thương mại lớn nhất của Mỹ, Trung Quốc cũng cho hay sẽ đáp trả mạnh mẽ những chính sách cứng rắn của Mỹ bằng các biện pháp mang tính tổng hợp cả về số lượng và chất lượng.

Thông tin được Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, ngày 3/7, nước này đã lên danh sách áp thuế đối với các mặt hàng của Mỹ có tổng giá trị 34 tỷ USD và sẽ có hiệu lực từ nửa đêm 6/7 theo giờ Bắc Kinh.

Trong khi Bộ Tài chính Trung Quốc lại có thông báo nêu rõ: “Lập trường của Chính phủ Trung Quốc đã được nêu lên nhiều lần. Chúng tôi chắc chắn sẽ không thực thi các biện pháp áp thuế trước hành động của Mỹ.

Vậy Mỹ hay Trung Quốc sẽ là bên “khơi mào” cuộc xung đột thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới sau một thời gian “khẩu chiến” trên các phương tiện truyền thông lẫn trên bàn đàm phán?

Tuy nhiên, nhìn từ sự kiện này có thể thấy khơi mào cho vấn đề bảo hộ thương mại có mầm mống từ khi Tổng thống Donald Trump lên nắm quyền lãnh đạo nước Mỹ.

Hành động này đã vấp phải sự phản ứng của Liên minh châu Âu (EU), các quốc gia thành viên khác trong Nhóm G7 và nhiều quốc gia khác.

Hiện không chỉ có Trung Quốc mà cả EU, Canada… xảy ra xung đột thương mại với Mỹ theo cách “có đi có lại” mà một số nước đã bắt đầu tiến trình kiện Mỹ tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về thuế nhôm, thép.

Đánh giá về sự kiện xung đột thương mại giữa Mỹ với Trung Quốc có thể nổ ra, tờ China Daily cho rằng Mỹ đang theo đuổi quyền bá chủ trong lĩnh vực kinh tế.

Còn tờ Global Times cho rằng cuộc chiến thương mại mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa đang ngày càng nhiều khả năng xảy ra và sẽ giáng một đòn mạnh vào hệ thống thương mại quốc tế được tập trung bởi các quy định của WTO, phá vỡ sự phân công lao động quốc tế được hình thành sau nhiều thập kỷ phát triển, ảnh hưởng đến sự phân bố lợi ích toàn cầu.

Tuyết Minh (tổng hợp)

636 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.
Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 913
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 913
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87199955