Một số nền kinh tế chủ yếu suy giảm nghiêm trọng 

(Chinhphu.vn) - Chỉ số PMI ngành chế biến chế tạo của Mỹ giảm từ 50,7 điểm trong tháng 2 xuống còn 48,5 điểm trong tháng 3/2020 - mức thấp nhất kể từ tháng 8/2009 do cầu trong nước và nước ngoài yếu.
Một số nền kinh tế chủ yếu suy giảm nghiêm trọng

PMI ngành dịch vụ giảm mạnh từ 49,4 vào tháng 2 xuống 39,8 điểm vào tháng 3/2020 - mức thấp nhất kế từ tháng 10/2009. Tỉ lệ thất nghiệp của Mỹ tăng mạnh từ mức 3,5% trong tháng 2/2020 lên 4,4% vào tháng 3/2020. Tổng số người đăng ký thất nghiệp ở Mỹ trong hai tuần cuối tháng 3/2020 đã đạt gần 10 triệu người.

Khu vực châu Ẩu rơi vào khủng hoảng. Dịch bệnh đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng, năng suất lao động giảm mạnh, sản xuất đình trệ. Chỉ số PMI tổng hợp tháng 3/2020 của khu vực Eurozone xuống mức thấp kỷ lục 29,7 điểm, giảm mạnh so với chỉ số dự kiến là 31,4 điếm và mức 51,6 điểm của tháng 2/2020; lĩnh vực dịch vụ sụt giảm xuống mức 26,4 điểm trong tháng 3/2020. PMI của hầu hết các nền kinh tế lớn trong khu vực tháng 3/2020 đều suy giảm mạnh: Đức (35,0); Pháp (28,9); Tây Ban Nha (26,7); Italy (20,2). Lạm phát dự kiến tháng 3 của khu vực Eurozone giảm xuống còn 0,7% từ mức 1,2% của tháng trước đó. Một số nền kinh tế lớn trong khu vực đã chính thức rơi vào suy thoái. GDP quý I/2020 của Pháp giảm 6%. Ngày 9/4, EU thông qua gói cứu trợ 500 tỷ euro, dự kiến bao gồm các khoản vay cho doanh nghiệp và hỗ trợ một phần thất nghiệp cho người lao động. Bên cạnh đó, nhiều nước thành viên EU cũng đã thông qua các gói giải cứu riêng.

Kinh tế Nhật Bản đứng trước nguy cơ suy thoái. Chỉ số PMI sản xuất của Nhật Bản trong tháng 3/2020 giảm xuống còn 44,2 điểm so với mức 47,8 điểm của tháng 2/2020. Sản lượng và các đơn đặt hàng mới đều giảm mạnh trong bối cảnh nhu cầu khách hàng giảm trên cả thị trường trong và ngoài nước. Chỉ số PMI ngành dịch vụ giảm xuống chỉ còn 33,8 điểm, đây là mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 2/2019.

Nhập khẩu vào Nhật Bản trong tháng 2/2020 giảm 14% so với cùng kỳ nãm trước, còn 5,21 nghìn tỷ yen. Xuất khẩu giảm 1% so với cùng kỳ nàm trước đạt mức 6,32 tỷ yen trong tháng 2/2020.

Về kinh tế Hàn Quốc, tình hình sản xuất và năng suất hoạt động của ngành chế tạo sụt giảm nghiêm trọng do khó khăn về nguồn cung linh kiện xe ô tô nhập khẩu từ Trung Quốc.

Chỉ số PMI sản xuất đã giảm từ 48,7 trong tháng 2 xuống còn 44,2 trong tháng 3/2020 - mức thấp nhất kể từ tháng 1/2009, khi nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng tài chính toàn cầu. Chỉ số tâm lý tiêu dùng của tháng 3/2020 cũng giảm mạnh xuống còn 78,4 điểm, từ 104,2 điểm của tháng 1 và 96,9 điểm của tháng 2.

Cả xuất khẩu và nhập khẩu của Hàn Quốc đều giảm trong tháng 3/2020, trong đó, xuất khẩu giảm 0,2% so với cùng kỳ năm trước, xuống mức 46,91 tỷ USD và nhập khẩu giảm 0,3% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ đạt 41,87 tỷ USD. Chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra hai gói ngân sách bổ sung để ứng phó với đại dịch COVID-19 bao gồm gói 9,8 tỷ USD (4/3/2020) nhằm tăng cường các biện pháp phòng chống dịch và hỗ trợ nền kinh tế, gói 2 (16/4/2020) trị giá 6,3 tỷ USD để hỗ trợ các hộ gia đình.

Kinh tế Trung Quốc suy giảm mạnh. GDP trong quý I/2020 giảm 6,8% so với cùng kỳ năm 2019. Sang tháng 4, hoạt động sản xuất của nước này đang dần được khôi phục. Hiện tại, 98,6% số công ty công nghiệp lớn và 76% số doanh nghiệp nhỏ và vừa đã bắt đầu nối lại hoạt động từ ngày 28/3. Chỉ số PM1 đã tăng từ mức thấp kỷ lục 35,7 điểm trong tháng 2 lên 52 điểm trong tháng 3/2020. Lạm phát đang tăng với tốc độ chậm nhất kể từ tháng 10/2019, do giá thực phẩm giảm trong bối cảnh các lệnh phong tỏa dần được gỡ bỏ. Tuy nhiên, khoảng 5 triệu lao động Trung Quốc rơi vào tình trạng thất nghiệp do dịch bệnh. Tỉ lệ thất nghiệp tăng từ 5,3% trong tháng 1/2020 lên 6,2% trong tháng 2/2020. Dự kiến tỉ lệ thất nghiệp còn tăng cao do thống kê cho thấy trong quý I/2020, hơn 460.000 công ty Trung Quốc phải đóng cửa vĩnh viễn. Số doanh nghiệp thành lập mới trong quý I/2020 giảm 29% so với cùng kỳ năm 2019. FDI vào Trung Quốc trong quý I/2020 giảm 10,8% so với cùng kỳ nám 2019, riêng tháng 3/2020, giảm 14,1%.

Giá cả hàng hóa thế giới giảm

Tính từ đầu năm đến ngày 17/4, chỉ số giá cơ bản (CRB) giảm 32,85%. Giá nông sản giảm trong quý I/2020, sâu hơn trong tháng 3, do lo ngại nhu cầu sẽ yếu đi. Giá ngô giảm 7,5%, mức giảm nhiều nhất kể từ tháng 8 năm 2019; đậu tương giảm 0,8%; lúa mì giảm 8,3%, nhiều nhất kể từ tháng 5/2019, đường giảm khoảng 20%; cao su giảm xuống mức thấp nhất 11 năm, giảm 27% trong quý I/2020, riêng trong tháng 3 giảm 16%. Giá bông giảm 17% trong tháng 3/2020. Giá đồng giảm mạnh nhất kể từ 2011 (giảm 20%) do nhu cầu kim loại giảm dưới tác động của dịch COVID-19. Giá các kim loại công nghiệp khác cũng giảm khoảng 10-20% trong quý I/2020.

Giá dầu giảm sâu do nhiều yếu tố như cầu từ Trung Quốc giảm và bất ổn trong cắt giảm nguồn cung từ OPEC+. Trước tình hình giá dầu giàm mạnh, OPEC và một số nước xuất khẳu dầu mỏ khác (nhóm OPEO) đã đàm phán và đồng ý (12/4/2020) cắt giảm sản lượng 9,7 triệu thùng/ngày trong thời gian 1/5/2020 - 3/6/2020. Tuy nhiên, ngược lại với kỳ vọng, giá dầu có xu hướng giảm nhiều hơn tăng.

Dự báo nhu cầu dầu mỏ thế giới sẽ còn tiếp tục giảm thêm nữa trong những tháng tới giữa bối cảnh ngành giao thông vận tải nói chung và hàng không nói riêng gần như đình trệ.

An Bình

173 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.
Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 497
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 497
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87209178