Mỹ và các đồng minh thảo luận sau vụ phóng tên lửa mới nhất của Triều Tiên 

Mỹ và các đồng minh khu vực, bao gồm Hàn Quốc và Nhật Bản, đã tiến hành tham vấn nhằm đánh giá tình hình và thống nhất các biện pháp ứng phó sau vụ phóng tên lửa mới nhất của Triều Tiên sáng 5/11.
Mỹ và các đồng minh thảo luận sau vụ phóng tên lửa mới nhất của Triều Tiên

Mỹ và các đồng minh khu vực, bao gồm Hàn Quốc và Nhật Bản, đã tiến hành tham vấn nhằm đánh giá tình hình và thống nhất các biện pháp ứng phó sau vụ phóng tên lửa mới nhất của Triều Tiên sáng 5/11.

Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ (USINDOPACOM) cho biết đang tiếp tục theo dõi chặt chẽ các diễn biến liên quan vụ phóng trên, đồng thời kêu gọi Triều Tiên kiềm chế, không có thêm các hành động khiêu khích, vi phạm luật pháp hay gây bất ổn cho khu vực.

Mặc dù sự kiện này không tạo ra mối đe dọa ngay lập tức, Washington khẳng định cam kết bảo vệ các đồng minh và duy trì an ninh khu vực.

Theo Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân (JCS) Hàn Quốc, các tên lửa được Triều Tiên phóng sáng 5/11 đã bay một quãng đường khoảng 400 km. Vụ phóng được thực hiện từ khu vực Sariwon, phía Nam thủ đô Bình Nhưỡng, vào khoảng 7h30 sáng (giờ địa phương – tức 5h30 giờ Việt Nam).

 

Các tên lửa này đã bay qua vùng biển Nhật Bản và không gây thiệt hại nào tính đến thời điểm này. Tuy nhiên, quân đội Hàn Quốc vẫn đang tiếp tục phân tích chi tiết về loại tên lửa cũng như quỹ đạo bay của những tên lửa này.

Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cũng xác nhận vụ phóng tên lửa đạn đạo của Triều Tiên diễn ra vào khoảng thời gian từ 7h30 đến 7h39 sáng 5/11 (giờ địa phương), với ít nhất 7 tên lửa tầm ngắn được phóng từ bờ biển phía Tây Triều Tiên, theo hướng Đông Bắc.

Các tên lửa này đã bay được khoảng 400 km, đạt độ cao tối đa khoảng 100 km, và rơi xuống vùng biển Nhật Bản, ngoài vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Nhật Bản. Dù chưa có báo cáo về thiệt hại nào, Chính phủ Nhật Bản đã chỉ đạo tăng cường công tác thông tin và bảo vệ an toàn cho người dân trong bối cảnh căng thẳng gia tăng.

Đây là vụ phóng tên lửa mới nhất của Triều Tiên, chỉ một tuần sau khi nước này thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) Hwasong-19, có khả năng tấn công lãnh thổ Mỹ.

 

Các hành động của Triều Tiên đã làm dấy lên lo ngại về khả năng tiếp tục leo thang vũ khí hạt nhân và tên lửa, cũng như những mối đe dọa đối với an ninh khu vực.

Trong khi đó, Triều Tiên tiếp tục khẳng định rằng các hành động quân sự của họ nhằm bảo vệ an ninh quốc gia trước những "mối đe dọa quân sự từ Mỹ và các đồng minh."

Chính quyền Bình Nhưỡng đã nhiều lần cáo buộc các cuộc tập trận quân sự chung của Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc là những hành động khiêu khích, và do đó, Triều Tiên sẽ tiếp tục tăng cường sức mạnh hạt nhân và tên lửa./.

 

Người dân tại Seoul, Hàn Quốc theo dõi vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Triều Tiên ngày 31/10. (Ảnh: Yonhap/TTXVN)

Các nước đề nghị Hội đồng Bảo an họp khẩn về vụ phóng tên lửa của Triều Tiên

KCNA xác nhận nước này đã thử thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Hwasong-19 và đã đạt được trạng thái "không thể đảo ngược" trong việc phát triển các phương tiện phóng vũ khí hạt nhân.

(TTXVN/Vietnam+)
44 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.
Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 620
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 620
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 88310731