Đặc phái viên Liên hợp quốc về vấn đề Syria – ông Staffan de Mistura cho biết chính phủ Syria không xác nhận sẽ tham gia đàm phán hay không. Một tờ báo của Syria tiết lộ rằng phái đoàn của chính phủ sẽ trì hoãn kế hoạch đến Geneva ít nhất cho tới thứ 3 nhằm phản đối việc yêu cầu ông Assad rời nhiệm sở.

Quan điểm của phe đối lập Syria đã bị phía chính phủ và phe đồng minh cho là xa rời thực tế khi quân chính phủ với sự trợ giúp của Nga từ năm 2015 đã liên tục giành chiến thắng. Các phe đối lập đã bị dồn ra khỏi các thành phố lớn và hy vọng lật đổ tổng thống Assad dường như đã chấm dứt dưới góc nhìn quân sự.

Phe đối lập Syria đang cáo buộc chính phủ không tham gia đàm phán một cách nghiêm túc.

Yahya al-Aridi, người vừa được bổ nhiệm làm người đứng đầu ủy ban đàm phán của phe đối lập, phát biểu rằng “Chế độ Assad không được phép kéo dài thời gian trong khi dân chúng đang bị bao vây và ném bom”.

Aridi đã được bổ nhiệm vào tuần trước sau khi phe đối lập đã thay đổi nhà lãnh đạo của mình – vốn là một người vô cùng cứng rắn yêu cầu ông Assad từ chức. Nhiều nhà quan sát đã cho rằng đây là sự xuống nước của phe đối lập. Tuy nhiên, trong tuyên bố đưa ra hôm thứ Sáu (24/11), phe đối lập đã nhắc lại yêu cầu ông Assad phải ra đi trước khi bắt đầu quá trình chuyển đổi chính trị dưới bất kỳ thỏa thuận hóa bình nào.

Nasr al-Hariri, trưởng phái đoàn đàm phán Syria tại buổi họp báo trước khi bước vào đàm phán ngày 27/11 - Ảnh: Reuters

Tuần trước, một cố vấn cấp cao của tổng thống Assad cho biết các cuộc đàm phán chỉ có thể thành công nếu phe đối lập chịu xuống nước. Cuối tuần qua, một cuộc không kích tại quận Eastern Ghouta, gần thủ đô Damascus đã giết chết 41 người chỉ tron 2 ngày 26 – 27/11.

Nikolaos Van Dam, cựu đại sứ của Hà Lan tại Damascus – tác giả của hai cuốn sách về Syria đã nói: "Bạn không nên mong đợi nhiều.”

“Phe chính phủ không thực sự muốn thương lượng. Họ muốn giành lại từn chút một lãnh thổ của Syria và sao đó sẽ thương lượng. Nhưng khi đó, phe đối lập sẽ không có trọng lượng để mặc cả.”

Cuộc nội chiến Syria đã sang năm thứ 7, giết chết hàng trăm ngàn người và gây ra cuộc khủng hoảng tị nạn tồi tệ nhất trong lịch sử, đẩy 11 triệu người phải ly tán. Tất cả các sáng kiến ngoại giao trong 7 năm vừa qua đều sụp đổ nhanh chóng khi phe đối lập yêu cầu loại bỏ vai trò của ông Assad còn phe chính phủ lại từ chối điều này.

Quân đội của các quốc gia khác như Nga, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và Hoa Kỳ cũng như các lực lượng Shiite đến từ Liban, Iraq và Afghanistan cũng đã tham gia vào chiến trường này.

Nga đã thúc đẩy chính sách ngoại giao song song kể từ đầu năm nay, thu hút các đồng minh khác cho chính phủ Syria gồm Iran và Thổ Nhĩ Kỳ - trước kia vốn ủng hộ phe nổi dậy.

Nga sẽ có cuộc bầu cử vào năm tới và tổng thống Vladimir Putin có lẽ muốn hướng tới một thỏa thuận chính trị sau 2 năm tham gia chiến sự tại Syria. Mascova tuyên bố sẽ đưa phần lớn quân về nước vào cuối năm nay. Nga cũng tìm cách thúc đẩy các tiến bộ ngoại giao để yêu cầu các nước phương Tây giảm bớt gánh nặng tái thiết sau chiến tranh mà hiện phần lớn đang trông chờ vào Nga, Iran, Trung Quốc.

Các bộ trưởng Bộ ngoại giao các nước phương Tây cũng cho biết vào tháng 9 vừa qua rằng sự hỗ trợ của họ sẽ “dựa trên quá trình chính trị đáng tin cậy dẫn đến sự chuyển đổi chính trị thật sự”, hàm ý rằng cần có sự tham gia của phe đối lập trong quá trình chuyển đổi chính trị.

Mascova đang lên kết hoạch một “Đại hội Syria” nơi chính phủ và một số phe đối lập sẽ cùng nhau viết một bản hiến pháp mới, làm cơ sở cho các cuộc bầu cử. Phái đoàn của phe đối lập chính đã bác bỏ ý tưởng này, nói rằng tất cả các cuộc đàm phán phải trực thuộc Liên Hợp Quốc.

Tuy nhiên, chính phủ đã tuyên bố ủng hộ đại hội. Đại diện của tổng thống Assad cho biết “Có một sự gia tăn trong giải pháp chính trị dựa trên cơ sở một Syria thống nhất do Bashar al – Assad lãnh đạo cùng sửa đổi hiến pháp là luật bầu cử.”

Chính phủ Syria cũng tuyên bố hôm chủ nhật rằng họ sẽ hỗ trợ thành lập một ủy ban thảo luận về hiến pháp và dự kiến sẽ được thành lập tại Đại hội Syria. Họ cũng cho biết họ ủng hộ Liên Hợp Quốc giám sát cuộc bầu cử lập pháp sẽ được tổ chức sau cuộc thảo luận đó./.

Thu Thủy (Reuters)