Liên hợp quốc cảnh báo hàng tỷ người trên trái đất vẫn thiếu nước sạch 

(ĐCSVN) – Báo cáo viên đặc biệt của Liên hợp quốc về quyền con người đối với nước và vệ sinh Léo Heller, ngày 27/7, kêu gọi cộng đồng quốc tế cùng tăng cường nỗ lực để thực hiện quyền con người đối với nước sạch và vệ sinh vào năm 2030, năm hạn định để đạt được 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs).
Liên hợp quốc cảnh báo hàng tỷ người trên trái đất vẫn thiếu nước sạch

Theo ông Léo Heller, vào thời điểm 10 năm sau khi Đại hội đồng Liên hợp quốc công nhận rõ ràng nước sạch và vệ sinh là những quyền con người thì vẫn có hàng tỷ người trên trái đất luôn bị thiếu nước sạch và vệ sinh. Thêm vào đó, đại dịch COVID-19 đã “dạy chúng ta rằng bỏ lại những người cần nước và vệ sinh nhiều nhất có thể dẫn đến một thảm kịch nhân đạo" – ông Heller lưu ý. "Trong 10 năm tới, quyền con người đối với nước và vệ sinh phải trở thành ưu tiên nếu chúng ta xây dựng xã hội công bằng và nhân văn".

Báo cáo viên đặc biệt của Liên hợp quốc về quyền con người đối với nước và vệ sinh cũng một lần nữa nhắc lại rằng kể từ thời điểm ngày 28/7/2019 khi Đại hội đồng thông qua nghị quyết công nhận nước và vệ sinh là quyền con người, 193 quốc gia đã cam kết bảo đảm cho mọi người dân đều được tiếp cận với nước sạch và vệ sinh. Họ đã tái khẳng định một cách rõ ràng các cam kết của mình về quyền con người đối với nước và vệ sinh thông qua Chương trình nghị sự 2030 vì phát triển bền vững, trong đó 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững là một lời kêu gọi phổ biến để xóa đói giảm nghèo, bảo vệ hành tinh, cải thiện cuộc sống và tương lai của tất cả mọi người.

Tuy nhiên, 10 năm sau khi thông qua tuyên bố về nước và vệ sinh và 10 năm trước hạn chót để thực hiện đầy đủ các quyền này, vẫn còn rất nhiều lỗ hổng, các tiến bộ trong việc thực thi quyền về nước và vệ sinh vẫn chậm chạp. Theo chuyên gia của Liên hợp quốc, các quốc gia không đi đúng hướng để đáp ứng các mục tiêu về nước sạch và vệ sinh cho năm 2030. 1/3 dân số vẫn không được tiếp cận với nước uống an toàn và hơn một nửa dân số thế giới không được tiếp cận với vệ sinh an toàn. Khoảng 3 tỷ người không có phương tiện để rửa tay bằng xà phòng và nước, và hơn 673 triệu người vẫn đi vệ sinh bừa bãi. Tình trạng không thể chấp nhận này gây ra 432.000 ca tử vong mỗi năm do tiêu chảy.

Trong bối cảnh đó, chuyên gia của Liên hợp quốc nhấn mạnh các cam kết trong Chương trình nghị sự 2030 là một động lực để "không để ai bị bỏ lại phía sau", nhưng sẽ không đủ nếu các quốc gia tiếp cận các mục tiêu này theo số lượng một cách thuần túy, mà không chú ý đến nước sạch và vệ sinh./.

 
Khánh Linh (Theo UN, AFP)
204 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.
Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 1188
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 1188
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87143306