Lạm phát của Đức giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 3 năm qua 

Người tiêu dùng Đức đã giảm bớt một phần áp lực lên “ví tiền” trong tháng 8, khi lạm phát giảm xuống chỉ còn 1,9% so với cùng kỳ năm ngoái và thấp hơn so với mức 2,3% ghi nhận trong tháng 7.
Lạm phát của Đức giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 3 năm qua

Lạm phát của Đức đã giảm mạnh trong tháng 8, giảm xuống 1,9% so với cùng kỳ năm ngoái - mức thấp nhất trong hơn 3 năm qua và vượt kỳ vọng của nhiều nhà kinh tế.

Số liệu sơ bộ do Cục Thống kê Liên bang Đức công bố ngày 29/8 cho thấy người tiêu dùng Đức đã giảm bớt một phần áp lực lên “ví tiền” trong tháng 8, khi lạm phát giảm xuống chỉ còn 1,9% so với cùng kỳ năm ngoái và thấp hơn so với mức 2,3% ghi nhận trong tháng 7.

Cùng với lạm phát giảm, giá cả thậm chí giảm thêm 0,1% so với tháng trước.

Với mức thấp nhất trong hơn 3 năm qua, lạm phát của Đức - nền kinh tế "đầu tàu" châu Âu đã giảm xuống dưới mục tiêu lạm phát chung là 2% của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đặt ra cho khu vực đồng euro (Eurozone).

 

Số liệu thống kê mới nhất này có thể thúc đẩy ECB cắt giảm lãi suất thêm một lần nữa vào tháng tới.

Cơ quan Thống kê cho biết động lực chính của sự sụt giảm này là giá năng lượng giảm đáng kể.

Mặc dù giá thực phẩm cao hơn 1,5% so với tháng 8 năm ngoái, lớn hơn so với mức tăng 1,3% của tháng trước, nhưng vẫn là mức tăng dưới mức trung bình. Trong khi đó, giá dịch vụ đã tăng mạnh, với mức tăng 3,9% khi so với cùng kỳ năm ngoái.

 

Lạm phát khu vực Eurozone đã vượt quá 10% vào tháng 10/2022 sau khi giá năng lượng phi mã do ảnh hưởng từ chính sách giảm nhập khẩu năng lượng từ Nga để phản đối cuộc xung đột Nga-Ukraine.

Giống như nhiều ngân hàng trung ương khác, ECB phải tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát. Ngân hàng này đã 10 lần tăng lãi suất liên tiếp kể từ tháng 7/2022, với tổng mức điều chỉnh lãi suất là 4,5 điểm phần trăm. Đến tháng 10/2022, ECB chấm dứt chuỗi tăng theo dõi thị trường.

Đến tháng 7/2024, ECB đã quyết định hạ lãi suất xuống 4,25% từ mức 4,5%, tương đương 25 điểm cơ bản, đánh dấu lần đầu tiên ngân hàng này cắt giảm lãi suất kể từ tháng 9/2019./.

 

Công nhân làm việc tại một nhà máy ở Herten, Đức. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Thiếu lao động đang là một trong những rủi ro kinh tế lớn nhất với nước Đức

Hơn một nửa số doanh nghiệp Đức được hỏi cho rằng ngoài giá nguyên liệu thô và năng lượng cao, nhu cầu trong nước yếu, tình trạng thiếu lao động lành nghề là một rủi ro kinh doanh lớn.

(TTXVN/Vietnam+)
51 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.
Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 582
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 582
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 89011899