Kinh tế Trung Quốc dễ bị tổn thương hơn trong cuộc chiến với Mỹ 

Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross ngày 7/1 cho rằng nền kinh tế Trung Quốc dễ bị tổn thương hơn, và hiện đã bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến thương mại hiện nay với Mỹ
Kinh tế Trung Quốc dễ bị tổn thương hơn trong cuộc chiến với Mỹ

Trả lời phỏng vấn CNBC, ông Ross nhấn mạnh việc Tổng thống Mỹ Donald Trump tin rằng kinh tế Mỹ tăng trưởng mạnh có nghĩa nước này có thể có lợi thế hơn Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại. Ông nêu rõ cuộc chiến chắc chắn ảnh hưởng đến nền kinh tế Trung Quốc, khi xuất khẩu của Trung Quốc sang thị trường Mỹ lớn gấp vài lần so chiều ngược lại.

Theo ông Ross, rủi ro đối với Mỹ là rất nhỏ bởi nền kinh tế Mỹ lớn hơn nền kinh tế Trung Quốc. Ông nhận định rằng sự giảm tốc của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là điều sẽ xảy ra.

[Đàm phán thương mại Mỹ-Trung kéo dài tới tối ngày thứ hai]

Giới phân tích đánh giá rằng những chỉ trích của Mỹ là nhằm vào những thay đổi lớn trong chính sách công nghiệp của Trung Quốc, song ông Ross cho rằng hai bên đứng trước cơ hội để đạt thỏa thuận, dù việc giám sát thực hiện có thể gây thách thức.

Theo người đứng đầu Bộ trưởng Thương mại Mỹ, việc giải quyết tình trạng mất cân bằng thương mại giữa Mỹ với Trung Quốc sẽ là dễ dàng nhất, có thể là thông qua việc Mỹ tăng xuất khẩu nhiên liệu, trong khi các cải cách cơ cấu sẽ khó khăn hơn nhiều.

Các quan chức cấp cao của Mỹ đã tới Trung Quốc để tiến hành cuộc đàm phán trực tiếp đầu tiên kể từ khi Tổng thống Mỹ đạt được sự nhất trí với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào đầu tháng 12/2018 về việc dừng tăng thuế trong 90 ngày.

Cuộc đàm phán này nhằm giải quyết các cáo buộc của Mỹ về các hoạt động thương mại không ông bằng, trong đó có các khoản trợ giá lớn của chính phủ và tình trạng đánh cắp bí quyết công nghệ của Mỹ. Nếu không đạt được giải pháp, thuế của Mỹ áp lên số hàng hóa trị giá 200 tỷ USD của Trung Quốc sẽ tăng từ 10% lên 25% từ ngày 2/3 tới.

Số liệu cho thấy kinh tế Trung Quốc đã bị thiệt hại kể từ khi ông Trump áp thuế lên số hàng hóa nhập khẩu trị giá trên 250 tỷ USD của nước này vào năm ngoái. Tuy nhiên, cũng có dấu hiệu về sự thiệt hại lớn hơn đối với ngành công nghiệp Mỹ. Hoạt động chế tạo của nước này trong tháng 12/2018 giảm mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008./.

 

527 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.
Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 532
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 532
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 86642655