Khởi tố, bắt tạm giam thêm hai công chức Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu 

Cơ quan chức năng khởi tố, bắt tạm giam thêm hai bị can là công chức hải quan thuộc Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu để điều tra mở rộng vụ án buôn lậu dầu FO, DO. Thanh Vũ

Điều tra mở rộng vụ án buôn lậu dầu FO, DO do Lê Tấn Hòa (sinh năm 1976, ngụ Quận 7 - Thành phố Hồ Chí Minh) cùng đồng phạm thực hiện, ngày 31/5, Cơ quan Điều tra (PC03)-Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã khởi tố, bắt tạm giam thêm hai bị can là công chức hải quan thuộc Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Bị can Đỗ Thị Ngọc Quỳnh (sinh năm 1979, công chức hải quan Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Phú Mỹ) và Ngô Trung Hiếu (sinh năm 1973, công chức hải quan Đội kiểm soát hải quan cùng thuộc Hải quan tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) bị bắt vì liên quan đến vụ án buôn lậu xăng dầu.

Liên quan đến vụ án, Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cũng đã có các quyết định tạm đình chỉ công tác với Đỗ Thị Ngọc Quỳnh và Ngô Trung Hiếu.

Trước đó, tháng 3/2024, Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã khởi tố vụ án buôn lậu xăng dầu và nhận hối lộ xảy ra tại Thành phố Hồ Chí Minh và Bà Rịa-Vũng Tàu, để xác minh làm rõ trách nhiệm liên quan đến lô hàng xăng dầu tạm nhập tái xuất của Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Vận tải Sài Gòn Transco (Saigon Transco).

Qua điều tra, Công an Thành phố cũng đã khởi tố, bắt tạm giam Hồ Việt Tân (sinh năm 1963) và Bùi Huỳnh Bá Phước (sinh năm 1984) cùng là cán bộ Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Phú Mỹ về tội “Nhận hối lộ.”

Đây cũng kết quả của quá trình điều tra, mở rộng vụ án buôn lậu dầu FO, DO do Lê Tấn Hòa (sinh năm 1976, ngụ Quận 7 - Thành phố Hồ Chí Minh) cùng đồng phạm thực hiện.

Theo Cơ quan Điều tra, nhóm này hoạt động núp bóng pháp nhân Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Vận tải Xăng dầu Saigon Transco thực hiện các hợp đồng vận chuyển dầu FO, DO (thuộc diện tạm nhập, tái xuất) từ Tổng kho xăng dầu Nhà Bè giao cho các tàu quốc tế (đang neo đậu tại khu vực sông Đồng Nai, cảng Phú Mỹ-Vũng Tàu, cảng Lotus…) móc nối với các thuyền trưởng/máy trưởng mua lại một phần dầu FO, DO thuộc lô hàng vận chuyển cho tàu nước ngoài.

Dầu được các đối tượng cất giấu vào các khoang bí mật được thiết kế trên sà lan của công ty, sau đó vận chuyển về tiêu thụ tại thị trường nội địa mà không làm thủ tục khai báo hải quan theo quy định.

Theo điều tra ban đầu, từ năm 2022 đến hết năm 2023 (khoảng 24 tháng), Lê Tấn Hòa đã chỉ đạo buôn lậu trót lọt hàng triệu lít dầu có nguồn gốc từ hàng tạm nhập tái xuất, trị giá lên tới hàng chục tỷ đồng.

Trong quá trình điều tra, các cán bộ hải quan bị khởi tố cũng khai nhận đã nhận tiền chung chi của Lê Tấn Hòa và các nhân viên Saigon Transco để không thực hiện đầy đủ quy trình giám sát hải quan; tạo điều kiện để Lê Tấn Hòa và đồng phạm mua bán dầu FO, DO từ các tàu quốc tế mà không khai báo hải quan.

Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã khởi tố tổng cộng tám bị can để tiếp tục điều tra làm rõ về hành vi buôn lậu, đưa, nhận hối lộ và vị trí, vai trò của các đối tượng trong vụ án, trong đó có Lê Minh Thuận (sinh năm 1976) là quản lý tiêu thụ dầu buôn lậu; Nguyễn Huy Phương (sinh năm 1987) là nhân viên giao nhận Công ty Saigon Transco; Lê Tấn Hòa (sinh năm 1976) là đối tượng chủ mưu; Lê Văn Phước (sinh năm 1984) là Giám đốc Công ty SaiGon Transco…/.

Lực lượng chức năng của Hải đoàn Biên phòng 18 kiểm tra tàu KG 91844 TS. (Ảnh: TTXVN phát)

Bà Rịa-Vũng Tàu: Bắt giữ tàu vận chuyển hơn 45.000 lít dầu không rõ nguồn gốc

Tại thời điểm kiểm tra, tổ công tác phát hiện tàu TG 91844 TS vận chuyển 45.000 lít dầu DO, tuy nhiên, thuyền trưởng của tàu không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp.

(TTXVN/Vietnam+)
72 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Giáo dục

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 1414
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 1414
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 88997808