Hà Nội: Nâng cao tỷ lệ thu hồi tiền, tài sản cho Nhà nước trong các vụ án tham nhũng, kinh tế 

(ĐCSVN) - Án kinh tế, tham nhũng gia tăng với tính chất phức tạp, trong đó có những vụ có giá trị phải thi hành án rất lớn, nhiều vụ việc không có điều kiện thi hành hoặc bán đấu giá nhiều lần không thành công dẫn đến khó khăn trong quá trình thi hành án.
Hà Nội: Nâng cao tỷ lệ thu hồi tiền, tài sản cho Nhà nước trong các vụ án tham nhũng, kinh tế

Theo Cục Thi hành án dân sự (THADS) Hà Nội, trong 10 tháng công tác năm 2018 (từ ngày 1/10/2017 đến ngày 31/7/2018), các cơ quan THADS TP Hà Nội đã thi hành đạt tỷ lệ 64,19% về việc (so với cùng kỳ năm 2017 tăng 1.204 việc và giảm 0,5% về tỷ lệ); đạt tỷ lệ 13,30% về tiền (so với cùng kỳ năm 2017 giảm 507.538.374.000 đồng và giảm 4,59% về tỷ lệ).

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, còn nhiều đơn vị đạt tỷ lệ thấp, án có điều kiện chuyển kỳ sau còn tăng cao. Số việc, tiền tồn chưa thi hành còn nhiều, chủ yếu là số việc, tiền chưa có điều kiện thi hành chuyển từ năm này sang năm khác và ngày càng tăng thêm.

Phiên tòa xét xử bị cáo Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm. (Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN).

Số án liên quan đến tín dụng, ngân hàng trên địa bàn TP tăng cả về việc và giá trị phải thi hành. Số việc phải thi hành loại này là: 3.856 việc, số tiền phải thi hành là 19.491.221.886.000 đồng (chiếm 9% về việc và 72% về tiền trong tổng số việc và giá trị phải thi hành). Cơ quan THADS đã huy động mọi nguồn lực để tiến hành xác minh, kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án để thu hồi tiền cho các tổ chức tín dụng, ngân hàng. Tuy nhiên, kết quả thi hành loại việc này đạt thấp.

Mặt khác, công tác chỉ đạo, điều hành đã quyết liệt nhưng hiệu quả chưa cao, nhất là trong chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương, xử lý những địa bàn yếu kém…

Nguyên nhân là do năm 2018, trên địa bàn TP Hà Nội liên tiếp xảy ra các vụ đại án hình sự kinh tế, tham nhũng lớn, có tính chất đặc biệt phức tạp, có giá trị tài sản phải thi hành rất lớn, nhiều vụ việc không có điều kiện thi hành hoặc bán đấu giá tài sản không có người mua, gây nên không ít khó khăn trong quá trình thi hành án.

Cụ thể, các tài sản bán đấu giá nhiều lần không thành đều là bất động sản, tính thanh khoản rất thấp, thuộc khu vực ít có giao dịch. Khi bán đấu giá, giảm giá nhiều lần vẫn không có người đăng ký tham gia đấu giá, trả giá, dẫn đến việc thi hành án bị kéo dài và gây tốn kém, lãng phí. Tình trạng này gây ra hệ quả là án có điều kiện nhưng trên thực tế vẫn không thi hành án được, gây áp lực cho cơ quan thi hành án.

Nhiều vụ việc, giá trị thực cả tài sản bảo đảm, hoặc tiền, tài sản mà cơ quan tiến hành tố tụng hoặc cơ quan THADS kê biên, xử lý để thi hành án có giá trị rất nhỏ so với số tiền phải thi hành án.

Việc giao tài sản đã bán đấu giá thành cũng rất khó khăn, hầu hết phải áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án vì tài sản vẫn do người phải thi hành án quản lý và là chỗ ở duy nhất của người có tài sản, không có nơi ở khác. Hầu hết các vụ việc này người phải thi hành án đều không tự nguyện thi hành, cơ quan THADS muốn giao được tài sản phải tổ chức cưỡng chế có huy động lực lượng.

Phát biểu tại buổi làm việc với các cơ quan THADS TP Hà Nội diễn ra mới đây, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng đề nghị, trong 2 tháng cuối năm 2018, các cơ quan THADS Hà Nội cần cố gắng xử lý nhanh chóng các vụ việc đã bán đấu giá thành nhưng chưa giao được tài sản; tập trung vào các vụ việc giá trị lớn, vụ việc có thể giải quyết ngay. Đặc biệt, tập trung cao độ giải quyết các vụ việc trọng điểm, phức tạp kéo dài, các vụ việc liên quan đến tín dụng, ngân hàng, vụ việc có giá trị phải thi hành lớn, nâng cao hơn nữa tỷ lệ thu hồi tiền, tài sản cho Nhà nước trong các vụ án tham nhũng, kinh tế, án tín dụng, ngân hàng.

Đồng thời, tăng cường công tác phối hợp các ngành, tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các Quy chế phối hợp trong công tác THADS.

Cơ quan THADS cần kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp lợi dụng để trì hoãn, kéo dài, không tích cực, thiếu trách nhiệm và những hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu trong thi hành án. Chủ động xác minh điều kiện thi hành án, tích cực xử lý tài sản, vật chứng để đảm bảo tiến độ thi hành án, đặc biệt là việc chủ động thi hành án.

Cùng với đó, Thanh tra Bộ Tư pháp cần tích cực theo dõi, giám sát các vụ việc tham nhũng lớn để kịp thời phối hợp, hỗ trợ cơ quan THADS giải quyết các vướng mắc…/.

Thu Hằng

700 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Giáo dục

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 816
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 816
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87039120