Khối này cũng sẽ đưa một công hàm ngoại giao phản đối tới Moskva vào đầu tuần tới về việc Nga tiếp tục giam giữ 24 thủy thủ Ukraine bị bắt trong vụ việc hồi tháng 11/2018.
Các nước EU từ lâu đã áp dụng một đường lối cứng rắn đối với Nga, nhất là các nước Litva, Thụy Điển, Anh và Ba Lan, hiện ủng hộ đề xuất trừng phạt của các quốc gia như Đan Mạch và Slovakia. Họ cho rằng áp lực từ Pháp và Đức đối với Moskva để thả các thủy thủ không có kết quả.
[Đức kêu gọi Nga, Ukraine giảm leo thang xung đột tại biển Azov]
Berlin và Paris đã góp phần vào việc đàm phán một thỏa thuận hòa bình vốn đã bị đình trệ sau khi Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014.
Vào tháng 12/2018, hai nước đã phản đối các lệnh trừng phạt mới đồng thời yêu cầu thêm thời gian để đàm phán thả các thủy thủ Ukraine và ba tàu, bị bắt ở Eo biển Kerch, nối liền Biển Đen và Biển Azov.
Trước việc một tòa án Moskva đã gia hạn việc giam giữ các thủy thủ cho đến tháng 4, Đức và Pháp giờ đây có nhiều khả năng sẽ ủng hộ các biện pháp trừng phạt bổ sung./.