Ngày 12/11/2019, Tòa án công lý Châu Âu đã ra phán quyết về việc các sản phẩm được sản xuất ở khu vực như Judea and Samaria, phía đông Jerusalem, cao nguyên Golan phải được gắn nhãn mác xuất xứ rõ ràng, bởi vì đây là “những vùng lãnh thổ bị chiếm đóng” trái với luật quốc tế và EU không công nhận quyền sở hữu của Israel đối với những khu vực này, bất kể Israel đã chính thức sáp nhập một vài vùng trong số đó vào lãnh thổ của mình.
Những thùng rượu vang tại một nhà máy rượu của Israel ở khu định cư Psagot ở Bờ Tây. (Nguồn: AP)
Theo đó, toà án yêu cầu các quốc gia EU phải làm rõ các sản phẩm có xuất xứ từ các khu định cư của Israel, bằng cách công bố nguồn gốc của sản phẩm ở trên nhãn mác. Theo như thông cáo báo chí của tòa án đóng trụ sở ở Luxembourg, “thực phẩm có nguồn gốc ở các vùng lãnh thổ bị nhà nước Israel chiếm đóng phải có các chỉ dẫn về nguồn gốc lãnh thổ của nó đi kèm theo nhằm chỉ ra những thực phẩm này có xuất xứ từ một khu định cư Israel trong phạm vi lãnh thổ đó bằng chỉ dẫn nguồn gốc đó”. Hành động nói trên làm cho hàng hóa xuất khẩu và chính sách hỗ trợ cộng đồng người Do Thái của Israel ở những vùng lãnh thổ chiếm đóng trải qua một thời kỳ khó khăn.
Ngay lập tức, Israel phản đối phán quyết của Tòa án công lý Châu Âu. Bộ trưởng Ngoại giao Israel Katz cho biết phán quyết nói trên là không thể chấp nhận được cả về mặt đạo đức và về nguyên tắc. Dự kiến, Bộ trưởng Ngoại giao Israel sẽ sớm có các cuộc gặp với những người đồng cấp của các nước Châu Âu để ngăn cản việc triển khai thực hiện chính sách sơ hở nghiêm trọng này trái ngược với vị thế của Châu Âu, theo đó một phán quyết liên quan đến cuộc xung đột phải được đề xuất từ trước thông qua các cuộc đàm phán trực tiếp và vô điều kiện, không phải chỉ là phán quyết pháp lý.
Cùng với phản đối mạnh mẽ, Israel coi phán quyết của tòa án là một công cụ trong chiến dịch chính trị chống lại Israel. Toàn bộ mục tiêu của phán quyết là nhằm cô lập và áp dụng tiêu chuẩn kép chống lại Israel. Trên thế giới có hơn 200 trường hợp tranh chấp lãnh thổ đang diễn ra nhưng Tòa án công lý Châu Âu chưa đưa ra một phán quyết khác liên quan tới việc gắn nhãn sản phẩm có nguồn gốc từ những vùng lãnh thổ tranh chấp đó. Do đó, phán quyết ngày 12/11/2019 nhằm mang cả tính chính trị và phân biệt đối xử chống lại Israel. Phán quyết này chỉ làm giảm các cơ hội đạt được hòa mình và đi ngược lại với vị thế của EU trong cuộc xung đột. Nó tạo điều kiện cho Chính quyền Palestine đang từ chối tham dự các cuộc đàm phán trực tiếp với Israel và khuyến khích các nhóm cực đoan tiếp tục kêu gọi tẩy chay, chống lại Israel. Văn phòng Thủ tướng Israel cho đến cuối ngày 12/11/2019 chưa đưa ra phản ứng đối với phán quyết của Tòa án công lý Châu Âu.
Trong khi đó, các quan chức Palestine hoan nghênh phán quyết của tòa án và thúc giục các nước Châu Âu thực hiện nghĩa vụ pháp lý và chính trị. Một quan chức thuộc Tổ chức phong trào giải phóng Palestine cho biết, yêu cầu của họ không chỉ đối với việc gắn nhãn đúng và phản ánh đúng chứng nhận xuất xứ của sản phẩm có nguồn gốc từ những khu định cư chiếm đóng bất hợp pháp, mà còn nhằm ngăn cấm những sản phẩm này ra thị trường quốc tế. Bộ trưởng ngoại giao Chính quyền Palestine Riad al-Malki gọi phán quyết trên là “một bước đi đầu tiên quan trọng đối với EU, vì phán quyết quan trọng này là sự khẳng định nghĩa vụ của EU nhằm tôn trọng và bảo đảm tôn trọng luật pháp quốc tế”.
Người phát ngôn của Đại sứ quán EU tại Israel cho biết “chỉ dẫn xuất xứ rõ ràng và nhằm tránh bị hiểu sai là một phần quan trọng trong chính sách đối với người tiêu dùng của EU”. Quyết định của tòa án xác nhận “thông báo giải thích của Ủy ban Châu Âu” đưa ra năm 2015, lần đầu tiên tiên giới thiệu sự cần thiết gắn nhãn mác đối với hàng hóa có nguồn gốc từ các khu định cư Do Thái, vị thế của EU đối với vấn đề này là không thay đổi. EU có vị trí lâu đời, nổi tiếng và sẽ không công nhận bất cứ sự thay đổi nào đối với đường biên giới của Israel trước năm 1967, ngoài những đường biên giới đã được các bên trong cuộc xung đột Israel – Palestine nhất trí. EU coi các khu định cư trong những vùng lãnh thổ bị chiếm đóng là bất hợp pháp theo luật quốc tế. Đồng thời, EU cũng phản đối bất cứ hình thức tẩy chay hoặc trừng phạt nào đối với Israel, bao gồm cả phong trào tẩy chay, thoái vốn, trừng phạt (BDS)./.
K.D (Theo Thương vụ Việt Nam tại I-xra-en)