EC công bố kế hoạch mới nhằm củng cố mô hình tự do đi lại Schengen 

EC đã công bố kế hoạch mới tăng cường vai trò và khả năng thích ứng của Schengen - nơi có tới 420 triệu dân sinh sống tại 22 nước thành viên EU cùng với Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sĩ.
EC công bố kế hoạch mới nhằm củng cố mô hình tự do đi lại Schengen

Ngày 2/6, Ủy ban châu Âu (EC) đã công bố kế hoạch mới nhằm tăng cường vai trò và khả năng thích ứng của mô hình Schengen - khu vực đi lại tự do lớn nhất trên thế giới.

Chủ tịch EC Ursula von der Leyen cho biết kế hoạch mới sẽ đảm bảo Liên minh châu Âu (EU) luôn ủng hộ việc tự do đi lại, sinh sống và làm việc giữa các nước của người dân các nước thành viên.

Bà khẳng định kế hoạch này sẽ giúp chứng minh mô hình Schengen bền vững theo thời gian, đảm bảo tự do giao lưu về con người, trao đổi hàng hóa và dịch vụ trong mọi hoàn cảnh, qua đó giúp tái thiết các nền kinh tế trong khu vực và đưa toàn khối trở lại mạnh mẽ hơn.

Về phần mình, Phó Chủ tịch EC phụ trách đời sống Margaritis Schinas giải thích kế hoạch này vừa giúp đảm bảo quản lý các đường biên giới ngoài của EU một các hiệu quả, vừa củng cố nội khối Schengen cũng như nâng cao khả năng chuẩn bị thích ứng và quản lý giám sát của khối.

[Bỉ sẵn sàng kết nối với EU để cấp chứng nhận đáp ứng nhu cầu đi lại]

EC cũng đang đề xuất điều chỉnh cơ chế đánh giá và giám sát mô hình Schengen, trong đó có những thay đổi như đẩy nhanh quá trình đánh giá hoặc rút gọn quy trình trong trường hợp xuất hiện những thiếu sót có thể gây rủi ro cho toàn bộ mô hình nói chung.

Việc đánh giá hoạt động của mô hình Schengen cũng sẽ mang ý nghĩa chính trị nhiều hơn, thông qua việc đưa các kết quả đánh giá vào báo cáo thường niên và đưa ra thảo luận với Nghị viện châu Âu, Hội đồng châu Âu.

Trong khi đó, Ủy viên phụ trách vấn đề nội bộ của châu Âu Ylva Johansson khẳng định các hệ thống công nghệ thông tin hiện đại sẽ giúp nâng cao hiệu quả quản lý các đường biên giới ngoại khối.

Các biện pháp giúp cải thiện hợp tác giữa các lực lượng hành pháp và quản lý nhập cư sẽ giúp củng cố anh ninh nội khối mà không cần đến các chốt kiểm tra biên giới.

Hiện khu vực Schengen có tổng cộng 420 triệu dân sinh sống tại 26 quốc gia, gồm 22 nước thành viên EU, cùng với Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sĩ./.

Lê Ánh (TTXVN/Vietnam+)

 

314 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.
Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 973
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 973
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87197552