Đức tăng cường biện pháp dự phòng trong trường hợp thiếu khí đốt 

Ngày 8/6, chính phủ Đức đã nhất trí đề xuất Quốc hội nước này ban hành một dự luật mới nhằm tăng cường các biện pháp phòng ngừa trong trường hợp nguồn cung khí đốt đột ngột bị gián đoạn.
Đức tăng cường biện pháp dự phòng trong trường hợp thiếu khí đốt

Ngày 8/6, chính phủ Đức đã nhất trí đề xuất Quốc hội nước này ban hành một dự luật mới nhằm tăng cường các biện pháp phòng ngừa trong trường hợp nguồn cung khí đốt đột ngột bị gián đoạn.

Theo phóng viên TTXVN tại Đức, khí đốt là một trong những nguồn năng lượng hết sức quan trọng đối với quốc gia đầu tàu kinh tế châu Âu.

Năm 2021, khí đốt đóng góp 15% tổng sản lượng điện được sản xuất tại Đức. Quý 1/2022, con số này đã giảm xuống còn 13%.

Trong bối cảnh cuộc chiến Nga - Ukraine hiện nay, chính phủ Đức cho rằng cần có phương án đối phó hiệu quả nếu nguồn cung khí đốt từ Nga bất ngờ bị gián đoạn.

Theo dự luật, để tiết kiệm khí đốt trong sản xuất điện, thị trường điện cần được cung cấp thêm sản lượng từ các nguồn năng lượng khác, cụ thể là than cứng, than non và dầu.

Các nguồn năng lượng này được khai thác tại Đức hoặc ít nhất không được nhập khẩu từ một nguồn duy nhất là Nga. Đức có thể nhập khẩu than cứng và dầu từ thị trường thế giới, trong khi khai thác than non ở trong nước.

Mục tiêu của dự luật là cung cấp cho thị trường lượng điện bổ sung từ các nhà máy chạy bằng than cứng, than non và dầu.

Các nhà máy này sẽ bổ sung lượng điện thay thế các nhà máy điện khí càng nhiều càng tốt để tiết kiệm khí đốt tự nhiên. Biện pháp này chỉ được thực hiện trong trường hợp cần thiết khi nguồn cung khí đốt bị đe dọa và chỉ trong một khoảng thời gian nhất định.

Mục tiêu hoàn thành việc loại bỏ than vào năm 2030 (lý tưởng nhất) và các mục tiêu khí hậu khác mà Đức đặt ra không thay đổi.

[Liên minh châu Âu tìm cách tăng nguồn cung khí đốt tự nhiên hóa lỏng]

Theo dự luật, Đức sẽ thiết lập "dự trữ thay thế khí đốt" cho tới ngày 31/3/2024. Theo đó, các nhà máy điện chạy bằng dầu, than cứng hoặc than non đã được lên kế hoạch đóng cửa vào năm 2022-2023 sẽ có thể tiếp tục hoạt động nếu nguồn cung khí đốt từ Nga bị gián đoạn.

Trong trường hợp này, chính phủ liên bang cũng có quyền ra lệnh hạn chế hoạt động của các nhà máy điện khí mà không cần phải có sự đồng ý của Quốc hội liên bang. Ngoài ra, một số biện pháp khác cũng được thực hiện như tăng cường dự trữ than chiến lược, các nhà khai thác mạng lưới điện có thể linh hoạt lựa chọn và đưa vào hoạt động những nhà máy điện nào cần thiết.

Dự kiến, Quốc hội Đức sẽ sớm xem xét và phê chuẩn dự luật này./.

Vũ Tùng (TTXVN/Vietnam+)

 

283 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.
Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 875
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 875
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87196404