Đức, Pháp đẩy nhanh thỏa thuận cải tổ Khu vực đồng tiền chung châu Âu 

Đức, Pháp đẩy nhanh thỏa thuận cải tổ Khu vực đồng tiền chung châu Âu

Sau khi liên đảng bảo thủ Liên minh Dân chủ/Xã hội Cơ đốc giáo (CDU/CSU) của Thủ tướng Đức Angela Merkel đạt được thỏa thuận sơ bộ mang tính "đột phá" với đảng Dân chủ Xã hội (SPD), Đức và Pháp sẽ cùng có động thái đẩy nhanh các nỗ lực cải tổ Liên minh châu Âu (EU) khi bộ trưởng tài chính hai nước gặp nhau tại Paris trong tuần này.

Theo kế hoạch, ngày 18/1, Bộ trưởng Tài chính Đức Peter Altmaier - một trong những đồng minh thân cận của Thủ tướng Merkel sẽ có cuộc gặp với người đồng cấp Pháp Bruno Le Maire tại Paris - một ngày sau khi các nhà kinh tế hàng đầu của Pháp và Đức công bố những khuyến nghị mới cho việc cải tổ Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone). 

Giới phân tích nhận định cuộc gặp giữa bộ trưởng tài chính Đức và Pháp lần này là một dấu hiệu cho thấy Berlin đang chuẩn bị tiến hành các cuộc đàm phán với Paris, song song với các cuộc đàm phán thành lập chính phủ liên minh giữa khối bảo thủ của Thủ tướng Merkel với SPD, dự kiến có thể bắt đầu vào cuối tháng 1 nếu các thành viên SPD "bật đèn xanh" tại đại hội của đảng vào ngày 21/1 tới.


Trả lời phỏng vấn hãng tin Reuters, ông Achim Post, phó lãnh đạo của SPD trong Quốc hội Đức nhấn mạnh kế hoạch liên minh đã được hai bên nhất trí hôm 12/1 sẽ mở đường cho một "thay đổi mô hình" về châu Âu, giúp khu vực này thoát khỏi các biện pháp "thắt lưng buộc bụng," cùng hướng tới các cơ hội đầu tư và công ăn việc làm.

Thỏa thuận dài 28 trang về những nguyên tắc cơ bản để bắt đầu cuộc đàm phán thành lập một chính phủ mới tại Đức đạt được hôm 12/1 giữa liên đảng bảo thủ CDU/CSU và SPD đã nhận được sự hoan nghênh của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron - người đã đề ra kế hoạch về cải cách EU đầy tham vọng. Thỏa thuận giữa CDU/CSU gồm một cam kết "hợp tác chặt chẽ với Pháp để cải tổ và củng cố Eurozone một cách bền vững, nhằm giúp toàn liên minh ứng phó tốt hơn với các cuộc khủng hoảng toàn cầu," Ngoài ra, thỏa thuận cũng kêu gọi Cơ chế Bình ổn châu Âu (ESM) trở thành Quỹ Tiền tệ châu Âu hoạt động dưới quyền kiểm soát đầy đủ trong khuôn khổ của Nghị viện ​châu Âu và tuân thủ luật pháp Liên minh ​châu Âu (EU)./.

570 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.
Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 1296
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 1296
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87195768