Điện Kremlin cảnh báo hậu quả của phiên bản NATO ở Schengen 

Người phát ngôn Điện Kremlin cho biết NATO liên tục chuyển cơ sở tới gần biên giới Nga, gây ra mối lo ngại buộc Moskva phải tiến hành các biện pháp đối phó để đảm bảo an ninh.
Điện Kremlin cảnh báo hậu quả của phiên bản NATO ở Schengen

Ngày 24/11, Điện Kremlin đánh giá việc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) mong muốn thiết lập "liên minh quân sự Schengen" nhằm cho phép các lực lượng vũ trang của liên minh này hoạt động tự do trong khu vực này đã làm gia tăng căng thẳng và là nguyên nhân gây lo ngại.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố: "NATO liên tục chuyển cơ sở tới gần biên giới của chúng tôi. Nga không tiến sát cơ sở của NATO, chính liên minh này đang tiến về chúng tôi. Điều này gây ra mối lo ngại cho chúng tôi và dẫn đến các biện pháp đối phó để đảm bảo an ninh của Nga."

Theo ông Peskov, Nga sẽ đáp trả nếu đề xuất này trở thành hiện thực.

Trước đó, trong cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin Reuters hôm 23/11, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Hỗ trợ và Kích hoạt Chung (JSEC) của NATO, Trung tướng Alexander Sollfrank, bày tỏ mong muốn "khối Schengen quân sự" được thiết lập.

Ông bày tỏ lo lắng có quá nhiều thủ tục khó khăn do nạn quan liêu trên khắp Liên minh châu Âu đang cản trở việc điều quân, vấn đề có thể gây ra sự chậm trễ nghiêm trọng trong trường hợp xảy ra xung đột.

 

Tổng Thư ký NATO Stoltenberg kêu gọi tăng cường sức mạnh liên minh

Tổng Thư ký NATO Stoltenberg kêu gọi tăng cường sức mạnh liên minh

Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg đã kêu gọi tăng cường sức mạnh của liên minh quân sự này trong bối cảnh Nga rút khỏi mọi hiệp ước kiểm soát vũ khí quan trọng.

Khối Schengen được thành lập tháng 3/1995, là khu vực đi lại tự do lớn nhất thế giới gồm 27 quốc gia, trong đó có 23 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU). Khu vực này bãi bỏ nhiều hình thức kiểm soát biên giới.

Sáng kiến về "khối Schengen quân sự" được một số chính trị gia từ các nước vùng Baltic nêu ra vào năm 2017, nhằm cho phép các đoàn xe quân sự di chuyển khắp châu Âu với một giấy phép duy nhất.

Sáng kiến này được NATO hỗ trợ tích cực, tuy nhiên tiến bộ của chương trình tới nay được đánh giá là không đáng kể./.

(TTXVN/Vietnam+)
218 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.
Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 1433
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 1433
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87108823