Đàm phán về gia nhập EU của Thổ Nhĩ Kỳ lâm vào bế tắc 

Tiến trình đàm phán gia nhập EU của Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 2005 không đạt kết quả, thậm chí Thổ Nhĩ Kỳ đang đứng trước khả năng xảy ra xung đột quân sự với hai nước thành viên EU là Hy Lạp và CH Cyprus.
Đàm phán về gia nhập EU của Thổ Nhĩ Kỳ lâm vào bế tắc

Ủy viên Liên minh châu Âu (EU) phụ trách về mở rộng khối, ông Oliver Varhelyi, cho biết tiến trình đàm phán về gia nhập EU của Thổ Nhĩ Kỳ đã lâm vào bế tắc và nguyên nhân chủ yếu do phía Thổ Nhĩ Kỳ.

Trả lời phỏng vấn báo Đức FAZ ngày 19/9 về việc tiến trình đàm phán gia nhập EU thiếu sức mạnh chuyển đổi đối với Ankara khiến các cuộc đàm phán với EU từ năm 2005 không đạt kết quả, thậm chí Thổ Nhĩ Kỳ đang đứng trước khả năng xảy ra xung đột quân sự với hai nước thành viên EU là Hy Lạp và Cộng hòa Cyprus, ông Varhelyi cho rằng bản thân tiến trình gia nhập không phải là bản chất chuyển đổi, mà một nước muốn trở thành thành viên EU phải có ý chí thúc đẩy sức mạnh chuyển đổi, điều sẽ dẫn đến những cải cách để chuyển đổi một nước.

Ông Varhelyi nói: "Tiến trình gia nhập EU của Thổ Nhĩ Kỳ thực tế đã lâm vào bế tắc, vì gần đây không những không có tiến triển mà còn thụt lùi."

Ông cũng cho rằng thất bại này xuất phát một phần từ tiến trình gia nhập chưa thực tế, một phần do chính Thổ Nhĩ Kỳ, song nguyên nhân chủ yếu là do Ankara không thực hiện và lùi bước với tiến trình gia nhập EU.

[EU đánh giá quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ trong "bước ngoặt nhạy cảm"]

Theo ủy viên EU, các nước muốn gia nhập khối cần có thể chế ổn định, phải đảm bảo dân chủ, pháp quyền, nhân quyền và bảo vệ các nhóm thiểu số. Tiến trình gia nhập EU dựa trên các điều kiện nghiêm ngặt, nhưng công bằng, với các nguyên tắc cơ bản như đặt nhà nước pháp quyền làm trọng tâm.

Ông cho rằng sự hỗ trợ của EU giúp các ứng cử viên đáp ứng các điều kiện, trong đó có các tiêu chí về dân chủ. Bên cạnh đó, EU cũng giúp các nước gia nhập phát triển và hội tụ kinh tế, chẳng hạn EU muốn kết nối tất cả các thủ đô ở Tây Balkan bằng đường cao tốc và đường sắt với mục đích liên kết các nền kinh tế của Tây Balkan chặt chẽ hơn với EU.

Trước đó, ngày 15/9, Đại diện cấp cao EU phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại Josep Borrell nhận định mối quan hệ giữa liên minh với Thổ Nhĩ Kỳ đang ở thời điểm "bước ngoặt nhạy cảm," đồng thời hối thúc các nhà lãnh đạo quyết định về con đường phía trước.

Phát biểu trong một phiên họp của Nghị viện châu Âu ở Brussels (Bỉ), ông Borrell nêu rõ: "Mối quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ đang ở một thời khắc bước ngoặt trong lịch sử và sẽ đi về hướng này hoặc hướng khác, phụ thuộc vào điều gì sẽ xảy ra trong những ngày tới."

Nhà ngoại giao hàng đầu EU thừa nhận "tình hình đã trở nên tồi tệ hơn" và các nhà lãnh đạo cần "đưa ra những quyết định khó khăn" trong hội nghị thượng đỉnh EU vào này 24-25/9 tới.

Ông Josep Borrell đưa ra cảnh báo trên trong bối cảnh mối quan hệ giữa EU và Thổ Nhĩ Kỳ đã trở nên căng thẳng nghiêm trọng liên quan một số vấn đề, trong đó có việc Ankara triển khai tàu Oruc Reis tới thăm dò dầu khí và các tàu chiến tới khu vực Đông Địa Trung Hải, nơi nước này đang tranh chấp chủ quyền cùng hai quốc gia thành viên của EU là Cộng hòa Cyprus và Hy Lạp./.

(Vietnam+)

 

1065 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.
Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 1094
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 1094
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87074240