Đại hội đồng LHQ thông qua tuyên bố về chống phân biệt chủng tộc 

Tại phiên họp này, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã kêu gọi các nước thành viên phải có hành động và chính sách cụ thể nhằm nỗ lực hơn nữa chống phân biệt chủng tộc.
Đại hội đồng LHQ thông qua tuyên bố về chống phân biệt chủng tộc

Theo phóng viên TTXVN tại New York, Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 22/9 đã thông qua tuyên bố chính trị về chống phân biệt chủng tộc tại phiên họp cấp cao trong khuôn khổ Tuần lễ cấp cao kỳ họp Đại hội đồng Liên hợp quốc kỷ niệm 20 năm thông qua Tuyên bố và chương trình hành động Durban về chống phân biệt chủng tộc.

Tuyên bố chính trị chống phân biệt chủng tộc vừa được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua sẽ là khuôn khổ toàn diện và nền tảng vững chắc chống phân biệt chủng tộc, bài ngoại, đồng thời tái khẳng định cam kết của các nước thành viên Liên hợp quốc trong việc thực thi đầy đủ và hiệu quả các chính sách chống phân biệt chủng tộc.

Tại phiên họp này, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã kêu gọi các nước thành viên phải có hành động và chính sách cụ thể nhằm nỗ lực hơn nữa chống phân biệt chủng tộc.

Người đứng đầu Liên hợp quốc khẳng định phong trào công lý và bình đẳng sắc tộc đang trỗi dậy với tầm ảnh hưởng chưa từng có.

[Tổng thư ký LHQ cảnh báo thế giới chia rẽ, kêu gọi Mỹ-Trung đối thoại]

Ông thừa nhận tình trạng phân biệt chủng tộc, bất công mang tính hệ thống vẫn còn tồn tại tới ngày nay khiến nhiều người bị tước đoạt những quyền con người cơ bản nhất.

Ông Guterres cũng chỉ ra rằng người dân châu Phi, các cộng đồng thiểu số, người di cư, tị nạn chính trị, người bị mất chỗ ở do xung đột luôn phải đối mặt với tình trạng phân biệt đối xử, kỳ thị thậm chí trở thành nạn nhân bạo lực.

Trong khi đó, vẫn còn những đối tượng truyền bá tư tưởng da trắng thượng đẳng, kỳ thị người nước ngoài ở nhiều nơi trên thế giới.

Ông Guterres nhấn mạnh quyền con người đang bị vi phạm ở nhiều nơi và phân biệt chủng tộc lại là lý do mấu chốt trong nhiều trường hợp, đồng thời kêu gọi thế giới cần lên án tình trạng bài Do Thái, phân biệt đối xử với người theo đạo Hồi hay các tín đồ công giáo, tiến tới một xã hội đa dạng, bình đẳng về quyền con ngời và đoàn kết thống nhất./.

Hải Vân-Quang Huy (TTXVN/Vietnam+)

 

282 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.
Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 635
    • Thành viên Thành viên 1
    • Tổng Tổng 636
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 89002932