Chuyến hàng dầu thô giảm giá đầu tiên của Nga đã đến Pakistan 

Thủ tướng Pakistan cho biết chuyến hàng dầu thô giảm giá đầu tiên của Nga đã đến Karachi và sẽ bắt đầu xả dầu vào ngày 12/6 và đây là sự khởi đầu của mối quan hệ mới giữa hai nước.
Chuyến hàng dầu thô giảm giá đầu tiên của Nga đã đến Pakistan

Ngày 11/6, Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif thông báo chuyến hàng dầu thô giảm giá đầu tiên của Nga theo thỏa thuận mới đạt được giữa Islamabad và Moskva đã đến Karachi.

Trên tài khoản Twitter cá nhân, ông Sharif viết: “Vui mừng thông báo rằng chuyến hàng dầu thô giảm giá đầu tiên của Nga đã đến Karachi và sẽ bắt đầu xả dầu vào ngày 12/6.

Đây là lô dầu (giảm giá) đầu tiên của Nga đến Pakistan và là sự khởi đầu của mối quan hệ mới giữa hai nước.”

Tối 11/6, một quan chức hải cảng cho biết lô hàng dầu này đang được dỡ xuống.

Hãng Reuters đã lần đầu đưa tin về thỏa thuận mua bán dầu nói trên giữa hai nước vào tháng 4 năm nay.

Thỏa thuận dầu thô giảm giá này được cho là có ý nghĩa lớn đối với Pakistan, quốc gia đang đối mặt với cuộc khủng hoảng thanh toán và có nguy cơ vỡ nợ, trong đó nhập khẩu năng lượng chiếm phần lớn các khoản thanh toán bên ngoài của Pakistan.

Nhập khẩu dầu thô của quốc gia này dự kiến đạt 100.000 thùng/ngày sau chuyến hàng đầu tiên nói trên.

[IEA: Xuất khẩu dầu của Nga tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 2/2022]

Hiện chưa có xác nhận về phương thức thanh toán, nhưng Pakistan gần đây đã công bố kế hoạch cho phép trao đổi hàng hóa với Nga, Afghanistan và Iran.

Theo các nhà phân tích, điều này có thể làm giảm nhu cầu về USD và nguy cơ buôn lậu các sản phẩm năng lượng xuyên biên giới.

Nguồn cung dầu thô giá rẻ là điều rất cần thiết đối với một quốc gia thiếu tiền mặt khi đối mặt với khủng hoảng cán cân thanh toán và dự trữ ngoại hối cực kỳ thấp. Nhập khẩu năng lượng chiếm phần lớn các khoản thanh toán bên ngoài của Pakistan.

Dữ liệu từ công ty phân tích Kpler cho thấy, Pakistan đã nhập khẩu dầu 154.000 thùng/ngày vào năm 2022, tương đối ổn định so với năm trước.

Hầu hết dầu thô được cung cấp bởi nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới Saudi Arabia, tiếp theo là Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất./.

Ngọc Thúy (TTXVN/Vietnam)

 

147 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.
Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 829
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 829
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 77466820