Chứng khoán Mỹ đồng loạt giảm điểm trước áp lực chốt lời 

Khép lại phiên giao dịch ngày 12/11, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 382,15 điểm, hay 0,86%, xuống 43.910,98 điểm; chỉ số tổng hợp S&P 500 mất 17,36 điểm, tương đương 0,29%, xuống 5.983,99 điểm.
Chứng khoán Mỹ đồng loạt giảm điểm trước áp lực chốt lời

Trong phiên giao dịch ngày 12/11, cả ba chỉ số chính trên Phố Wall đều giảm điểm, khi giới đầu tư chốt lời sau đợt tăng hậu bầu cử Tổng thống Mỹ.

Nhà đầu tư cũng đang chờ đợi số liệu lạm phát tháng 10/2024 của Mỹ để tìm kiếm định hướng giao dịch.

Khép lại phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 382,15 điểm, hay 0,86%, xuống 43.910,98 điểm. Chỉ số tổng hợp S&P 500 mất 17,36 điểm, tương đương 0,29%, xuống 5.983,99 điểm. Còn chỉ số công nghệ Nasdaq mất 17,36 điểm, hay 0,09%, xuống 19.281,40 điểm.

Các chỉ số trên đã tăng lên các mức cao kỷ lục kể từ cuộc bầu cử ngày 5/11, khi nhà đầu tư dự đoán đề xuất cắt giảm thuế của Tổng thống đắc cử Donald Trump và khả năng nới lỏng chính sách quản lý sẽ thúc đẩy thị trường chứng khoán.

 

Tuy nhiên, tâm lý hứng khởi của nhà đầu tư đã giảm bớt trong phiên 12/11 do lo ngại về việc liệu các chính sách của chính quyền Mỹ tiếp theo có làm trầm trọng thêm tình hình lạm phát hay không.

Một số cổ phiếu được kỳ vọng sẽ tăng trưởng tốt dưới thời ông Trump đã đảo chiều giảm, trong đó giá cổ phiếu của nhà sản xuất xe điện Tesla đóng cửa giảm 6% trong phiên này, sau khi tăng gần 40% kể từ ngày bầu cử.

Chỉ số Russell 2000 đại diện cho các cổ phiếu vốn hóa nhỏ giảm 1,8% sau khi đóng cửa phiên trước đó ở mức cao nhất trong ba năm.

Bên cạnh đó, lợi suất trái phiếu chính phủ của Mỹ tăng cũng gây áp lực lên chứng khoán. Ngoài ra, ông Russell Price, chuyên gia kinh tế trưởng của công ty Ameriprise Financial, cho biết sự sụt giảm của chứng khoán nước ngoài cũng tác động đến chứng khoán Mỹ, cùng với việc chốt lời trước khi số liệu lạm phát tháng 10/2024 được công bố.

 

Giới đầu tư đang chờ đợi số liệu lạm phát giá tiêu dùng sẽ được công bố vào ngày 13/11, tiếp theo là dữ liệu lạm phát giá sản xuất và doanh số bán lẻ vào cuối tuần. Các số liệu này có thể cung cấp thêm manh mối về định hướng chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Chủ tịch Fed chi nhánh Minneapolis Neel Kashkari ngày 12/11 nhận định chi phí vay ngắn hạn tiếp tục làm chậm lạm phát và nền kinh tế, nhưng không nhiều.

Trước đó cùng ngày, Chủ tịch Fed chi nhánh Richmond Thomas Barkin cho biết Fed đã sẵn sàng ứng phó nếu áp lực lạm phát gia tăng hoặc thị trường việc làm suy yếu.

Tại Việt Nam, chốt phiên 12/11 chỉ số VN-Index giảm 5,50 điểm (-0,44%) xuống 1.244,82 điểm, HNX-Index giảm 0,17 điểm (-0,08%) xuống 226,69 điểm./.

(TTXVN/Vietnam+)

Giao dịch viên tại Sàn chứng khoán New York, Mỹ. (Ảnh: THX/TTXVN)

Chứng khoán Mỹ có tuần tăng điểm mạnh nhất trong năm

Giới đầu tư kỳ vọng chính sách thân thiện với doanh nghiệp của chính quyền Trump, nổi bật là giảm thuế cá nhân và doanh nghiệp, nới lỏng quy định kinh doanh, sẽ mang lại triển vọng tích cực.

21 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.
Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 1216
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 1216
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87162122