Chủ tịch WEF: Việt Nam không ‘ngủ quên’ trên chiến thắng 

Kể từ lần cuối tổ chức WEF tại Việt Nam năm 2010, Việt Nam đã có nhiều thay đổi, ông Borge Brende cho biết. Theo ông, Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN (WEF ASEAN) 2018 vừa kết thúc, với nhiều thông điệp và hình ảnh đẹp về thành tựu kinh tế và con người Việt Nam đã được đưa ra như những bài học cho các nền kinh tế đang phát triển khác. Điều này cho thấy sự quan tâm của toàn cầu đối với thị trường Việt Nam. Theo đó, Việt Nam được xem như một trong những điểm sáng, đích đến của các dòng vốn đầu tư.
Chủ tịch WEF: Việt Nam không ‘ngủ quên’ trên chiến thắng

 

Theo Chủ tịch WEF, từ năm 2010 đến nay, WEF đã chứng kiến sự tăng trưởng vị thế tuyệt vời của Việt Nam với GDP tăng gần gấp đôi trong 8 năm, xuất khẩu tăng gần gấp 3 lần, giá trị thị trường chứng khoán tăng gần gấp 2 lần, thương mại phát triển nhanh, đầu tư nước ngoài tăng mạnh. Quan trọng hơn đó là tỷ lệ đói nghèo tại Việt Nam đã giảm nhanh, năm 1990 tỷ lệ đói nghèo là 50% thì nay chỉ còn 3%.

Ngoài ra, dự báo tăng trưởng của Việt Nam năm 2018 sẽ đạt khoảng 7%. Những con số này cho thấy sự thành công của Việt Nam tiếp tục phát triển vững chắc.

Theo đó, bài học về giảm nghèo của Việt Nam cũng được các chuyên gia tại phiên bế mạc WEF ASEAN 2018 xem là bài học điển hình dành cho các nền kinh tế đang phát triển khác trên thế giới. Có được kết quả này, theo nhận xét của Chủ tịch WEF, Việt Nam đã xây dựng được những chính sách phá triển với các quy định phù hợp.

Điều này cho thấy, Chính phủ Việt Nam không hề “ngủ quên” trong chiến thắng và Việt Nam không hề có sự tự mãn, hơn thế nữa Việt Nam đang tiếp tục cải cách và thay đổi để tiếp tục tăng trưởng trong tương lai.

Một số điểm tích cực mà Chủ tịch WEF dẫn chứng cho lập luận này đó là nợ công trong những năm gần đây được điều chỉnh xuống tỷ lệ phù hợp, bảo đảm sự bền vững tài chính. Về tín dụng ngân hàng, Chính phủ Việt Nam đã có biện pháp điều chỉnh nợ xấu, cải cách ngân hàng để minh bạch hơn trong tương lai.

“Tôi mong rằng sẽ có sự mở thị trường tài chính ngân hàng nhiều hơn để có sự cạnh tranh nhiều hơn”, ông Borge Brende bày tỏ.

Vị Chủ tịch WEF cũng đánh giá, Việt Nam là một trong những quốc gia ủng hộ tự do thương mại mạnh nhất trên thế giới, với Hiệp định thương mại tự do được ký kết gần đây nhất là CPTPP. Đó là ví dụ điển hình về nỗ lực của Chính phủ Việt Nam để thúc đẩy thương mại. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đang có những bước đi cải cách khối doanh nghiệp nhà nước thông qua cổ phần hóa và cải cách quản trị tại những tập đoàn yếu kém.

Ông cũng chỉ ra khó khăn với Việt Nam là "đối mặt với những đổi mới như Internet vạn vật, tiền ảo...". Tuy nhiên, quốc gia tận dụng những nhân tố này sẽ thành công trong tương lai. 

An Bình

533 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.
Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 1143
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 1143
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87166523