Cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi một số điều của Luật Sỹ quan QĐND Việt Nam 

Dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sỹ quan sẽ trình Quốc hội theo trình tự, thủ tục rút gọn, cho ý kiến và thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.

Ngày 29/7, tại Hà Nội, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương lần thứ Mười một cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sỹ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam (viết tắt là Luật Sỹ quan).

Dự hội nghị có Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, cùng các Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng: Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam; Thượng tướng Lê Huy Vịnh; Thượng tướng Phạm Hoài Nam.

Trung tướng Lê Quang Minh, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam cho biết thực hiện quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Quốc phòng đã tiến hành xây dựng dự án Luật Sỹ quan theo đúng trình tự, thủ tục quy định; tổ chức tổng kết, đánh giá việc thi hành Luật Sỹ quan năm 1999, sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2008 và năm 2014; lập hồ sơ đề nghị xây dựng dự án Luật Sỹ quan gửi xin ý kiến các Bộ, ngành liên quan và gửi Bộ Tư pháp thẩm định, báo cáo Chính phủ đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 48/2024/UBTVQH15 ngày 23/7/2024.

Dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sỹ quan sẽ trình Quốc hội theo trình tự, thủ tục rút gọn, cho ý kiến và thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.

Thảo luận tại hội nghị, các đại biểu cơ bản nhất trí với dự thảo luật, các tờ trình, báo cáo do Cơ quan thường trực Ban Soạn thảo phối hợp với các cơ quan chuẩn bị, đồng thời cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sỹ quan nhằm tiếp tục thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng Quân đội Nhân dân Việt Nam, trong đó có xây dựng đội ngũ sỹ quan, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, đồng bộ với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

Các đại biểu cũng cho ý kiến, làm rõ những vấn đề trong dự thảo Luật, gồm: Chức vụ cơ bản và chức vụ, chức danh tương đương; hạn tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất của sỹ quan; cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sỹ quan là cấp tướng; một số nội dung liên quan đến thẩm quyền, việc giao cơ quan có thẩm quyền quy định chi tiết đối với sỹ quan và quy định rõ hơn một số chế độ, chính sách đối với sỹ quan, như thăng quân hàm, nâng lương trước thời hạn, chế độ bảo hiểm xã hội, trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương trong thực hiện chế độ, chính sách đối với sỹ quan tại ngũ, sỹ quan thôi phục vụ tại ngũ, gia đình sỹ quan.

Theo các đại biểu, mặc dù đã được thể chế hóa trong luật, song thực tế hiện nay số lượng cán bộ Quân đội được hưởng chế độ về nhà ở là rất ít so với nhu cầu, do quy định chưa cụ thể, còn nhiều vướng mắc, bất cập.

Chế độ nhà ở đối với các cán bộ là việc làm rất cần thiết nhằm giúp đời sống, gia đình của đội ngũ cán bộ bớt khó khăn, để lực lượng nòng cốt trong toàn quân phải thực sự an cư lạc nghiệp, thêm gắn bó với đơn vị, yên tâm công tác.

Chính sách về nhà ở, đất ở cũng sẽ là phương án nhằm thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao vào quân ngũ, đáp ứng với yêu cầu xây dựng Quân đội tinh, gọn, mạnh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Biểu dương các cơ quan nêu cao tinh thần chủ động, trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ theo kế hoạch phân công, Đại tướng Phan Văn Giang đánh giá trong thời gian ngắn, khối lượng công việc nhiều, đòi hỏi phải thực hiện đúng quy trình, liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, nhưng các cơ quan đã phối hợp nhịp nhàng, bảo đảm đầy đủ hồ sơ trình Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết làm cơ sở xây dựng luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sỹ quan.

Đại tướng Phan Văn Giang nhấn mạnh việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sỹ quan phải bảo đảm giữ được chất lượng, vị thế, uy tín của đội ngũ sỹ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam; góp phần thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của Quân đội; tăng cường sức mạnh tổng hợp, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Trên cơ sở ý kiến tham gia tại hội nghị, Đại tướng Phan Văn Giang yêu cầu các cơ quan liên quan tiếp thu và hoàn chỉnh hồ sơ dự án Luật gửi Bộ Tư pháp thẩm định theo quy định; hoàn thiện tờ trình; các báo cáo liên quan; tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến đóng góp của các Bộ, ngành... để báo cáo Chính phủ và Bộ Chính trị. Các cơ quan chức năng phối hợp khẩn trương xây dựng, hoàn thiện các nghị định, thông tư để thống nhất với việc sửa đổi, bổ sung các điều luật.

Sau Hội nghị này, lãnh đạo, chỉ huy các cơ quan, đơn vị tiếp tục nghiên cứu, cho ý kiến những vấn đề còn bất cập, vướng mắc để hoàn thiện dự luật bảo đảm chặt chẽ, sát thực tiễn./.

Lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam. (

Chính phủ cho ý kiến về sửa đổi Luật Sỹ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam

Việc sửa đổi Luật nhằm tiếp tục thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước về xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam trong đó có xây dựng đội ngũ sỹ quan.

(TTXVN/Vietnam+)
33 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Giáo dục

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 901
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 901
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87050675