Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam 

Tổ công tác gồm Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ làm Tổ trưởng; Bộ trưởng Bộ Tư pháp là Phó Tổ trưởng thường trực; các Phó Tổ trưởng gồm: Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. (TTXVN/Vietnam+)
Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam

Tại Quyết định số 935/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ triển khai thực hiện Kết luận 83-KL/TW ngày 29/7/2020 của Bộ Chính trị về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.

Thành phần Tổ công tác gồm: Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ làm Tổ trưởng; Bộ trưởng Bộ Tư pháp là Phó Tổ trưởng thường trực; các Phó Tổ trưởng gồm: Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Tư pháp.

Thành viên gồm đại diện lãnh đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, một số cơ quan thuộc Chính phủ (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp) và một số chuyên gia, nhà khoa học có kinh nghiệm trong công tác hoạch định chiến lược, xây dựng và thi hành pháp luật. Bộ Tư pháp là cơ quan thường trực của Tổ công tác.

[Cho ý kiến về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh]

Về nhiệm vụ, Tổ công tác tổ chức công tác rà soát kết quả thực hiện các nghị quyết, kết luận của Bộ Chính trị, Kế hoạch của Ban cán sự Đảng Chính phủ về thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW (giai đoạn 2016-2020); tổ chức nghiên cứu, đánh giá toàn diện bối cảnh về công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật hiện nay.

Bên cạnh đó, tổ chức nghiên cứu, xác định nội dung định hướng tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam trong giai đoạn tới; nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật.

Tổ công tác có nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng nội dung Chiến lược pháp luật Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 để đưa vào Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII về xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa; thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Tổ công tác làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, chấm dứt hoạt động và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Bộ Tư pháp giúp Tổ trưởng Tổ công tác điều phối, triển khai hoạt động của Tổ công tác.

Tổ trưởng Tổ công tác chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về hoạt động của Tổ công tác; chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Tổ công tác; phân công nhiệm vụ cho Phó Tổ trưởng thường trực, Phó Tổ trưởng và các thành viên Tổ công tác; đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Tổ trưởng Tổ công tác triệu tập và chủ trì các cuộc họp của Tổ công tác; chỉ đạo chuẩn bị nội dung, các vấn đề đưa ra thảo luận ở Tổ công tác, ký các văn bản của Tổ công tác; xử lý các đề xuất, kiến nghị của các thành viên Tổ công tác...

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 14/6/2021./.

(TTXVN/Vietnam+)
657 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Giáo dục

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 942
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 942
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87190391