Châu Phi "oằn mình" trước chi phí trả lãi hàng chục tỷ USD trong năm tới 

Theo AfDB, lỗ hổng tài chính đã đẩy các chính phủ châu Phi hướng tới các lựa chọn nợ lãi suất cao, dẫn đến tỷ lệ nợ trên GDP của lục địa này gần như tăng gấp đôi trong thập kỷ qua lên 66%.
Châu Phi "oằn mình" trước chi phí trả lãi hàng chục tỷ USD trong năm tới

Tại cuộc họp thường niên của Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) mới diễn ra ở Nairobi, Kenya, Chủ tịch AfDB Akinwumi Adesina cho biết các quốc gia châu Phi sẽ phải chi 75 tỷ USD trả lãi các khoản nợ trong năm nay và sẽ phải chi tới 10 tỷ USD hàng năm trong 5 năm tới để tái cấp vốn cho các khoản vay của họ.

Ông Adesina cho biết việc trả lãi các khoản nợ như vậy là sai lầm “đối với một lục địa vẫn còn 600 triệu người cần được kết nối với điện, ở một lục địa vẫn cần tiền để 1,2 tỷ người tiếp cận được năng lượng nấu ăn sạch.”

Các nhà lãnh đạo châu Phi đã kêu gọi giảm nợ và tài trợ nhiều hơn cho chống biến đổi khí hậu để giúp các quốc gia dễ bị tổn thương nhất trên thế giới phát triển nền kinh tế của họ.

Ethiopia và Ghana đang tìm cách tái cơ cấu các khoản nợ để giải phóng các nguồn tài nguyên, trong khi Zimbabwe cũng muốn “cắt giảm sâu” các khoản nợ và xóa bỏ một số hình phạt đối với các khoản nợ đọng.

 

Theo ông Admassu Tadesse, Giám đốc điều hành của Ngân hàng Thương mại và Phát triển (TDB/PTA) một tổ chức cho vay đa phương khác của châu Phi, các vấn đề về nợ của châu lục này còn phức tạp hơn do các đánh giá rủi ro trước khi giải ngân, thường dẫn đến các khoản vay được định giá quá cao.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ước tính cần khoảng 500 tỷ USD trong 5 năm sau COVID-19 để đưa châu Phi trở lại con đường hội tụ với các nền kinh tế tiên tiến.

Theo AfDB, lỗ hổng tài chính đã đẩy các chính phủ châu Phi hướng tới các lựa chọn nợ lãi suất cao, dẫn đến tỷ lệ nợ trên GDP của lục địa này gần như tăng gấp đôi trong thập kỷ qua lên 66%.

 

AfDB cho biết khả năng tài chính của họ trong thập kỷ tới là khoảng 73 tỷ USD, trong đó sẽ tập trung vào tiếp cận điện, an ninh lương thực, công nghiệp hóa, hội nhập kinh tế, phụ nữ và thanh niên.

Quỹ Phát triển châu Phi (ADF) có thể hỗ trợ thêm 26 tỷ USD.Do đó, AfDB khuyến nghị chỉ một phần yêu cầu đầu tư của châu Phi sẽ đến từ nguồn tài chính phát triển quốc tế, còn châu Phi cần huy động doanh thu ở nhiều cấp độ khác./.

Người dân sơ tán tránh bạo lực tại một trường học ở Mekele, thủ phủ khu vực Tigray, Ethiopia ngày 19/6/2021. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ethiopia - quốc gia châu Phi thứ ba vỡ nợ trong nhiều năm qua

Ethiopia đã công bố ý định chính thức vỡ nợ vào đầu tháng này và trở thành quốc gia châu Phi thứ 3 vỡ nợ trong nhiều năm qua, sau khi không khoản thanh toán trái phiếu quốc tế trị giá 33 triệu USD.

 
(TTXVN/Vietnam+)
87 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.
Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 746
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 746
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87199132