Châu Phi mất hơn 5 tỷ USD mỗi năm trong các giao dịch thương mại 

Với việc có tổng cộng 42 loại tiền tệ trên lục địa châu Phi, các nước khu vực này đang phải thanh toán hơn 5 tỷ USD hàng năm cho phí chuyển tiền qua các hệ thống tài chính khác như SWIFT.
Châu Phi mất hơn 5 tỷ USD mỗi năm trong các giao dịch thương mại

Ngày 10/6, tại hội thảo cấp cao về Hệ thống thanh toán và định cư liên châu Phi (PAPSS) tại Luanda, Angola, Tổng thư ký Khu vực thương mại tự do lục địa châu Phi (AfCFTA) Wamkele Mene đánh giá việc không có hệ thống thanh toán bằng đồng tiền chung toàn châu Phi gây thiệt hại 5 tỷ USD mỗi năm trong các giao dịch thương mại.

Ông Wamkele Mene cho biết với việc có tổng cộng 42 loại tiền tệ trên lục địa, các nước khu vực đang phải thanh toán hơn 5 tỷ USD hàng năm cho phí chuyển tiền qua các hệ thống tài chính khác như SWIFT.

[AfDB triển khai cơ chế kinh tế tuần hoàn hỗ trợ các nước châu Phi]

Vị đại diện AfCFTA cho rằng việc triển khai một hệ thống thanh toán cụ thể cho lục địa này có thể giúp loại bỏ các rào cản đối với thương mại nội khối châu Phi.

Ông nhấn mạnh: “Chúng ta sẽ có thể sử dụng một loại tiền tệ duy nhất cho lục địa châu Phi, mặc dù quá trình này sẽ mất nhiều thập niên” và khía cạnh này là quan trọng vì giúp loại bỏ sự phụ thuộc vào chuyển tiền quốc tế, hiện mất từ 2 đến 14 ngày cho mỗi giao dịch.

Để khắc phục tình trạng này, Ngân hàng Xuất nhập khẩu châu Phi (AFREXIMBANK) và Ban Thư ký AfCFTA đã xây dựng PAPSS với vai trò là công cụ cung cấp cho các nền kinh tế châu Phi sự đảm bảo về khả năng chuyển đổi tiền tệ và đẩy nhanh sự phát triển của thị trường khu vực.

Công cụ này chính thức ra mắt vào ngày 7/7/2021, tại Hội nghị thượng đỉnh bất thường lần thứ 12 của Hội đồng Liên minh châu Phi ở Niamey, Niger.

PAPSS bắt đầu hoạt động vào tháng 1/2022 như một công cụ chung của các nước châu lục cho phép thanh toán tức thì và xuyên biên giới bằng nội tệ giữa các nước châu Phi. Tới nay đã có 42/54 nước châu Phi phê chuẩn việc sử dụng PAPSS theo AfCFTA./.

Hoàng Minh (TTXVN/Vietnam+)

 

225 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.
Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 917
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 917
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87197058