EC lo ngại rằng vụ thâu tóm này sẽ ảnh hưởng tới hoạt động cạnh tranh trong các lĩnh vực kinh doanh về thuốc trừ sâu, hạt giống hay một số hoạt động khác về nông nghiệp.
Hồi tháng 9/2016, Bayer đã thông báo về việc mua lại Monsanto với trị giá 66 tỷ USD. Thương vụ này sẽ cho phép tập đoàn của Đức thâm nhập vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh thuốc trừ sâu và hạt giống. Ngoài ra, việc sáp nhập cũng sẽ được thực hiện tại các chi nhánh của tập đoàn trên toàn cầu.
[EU điều tra thương vụ sáp nhập kỷ lục trên thị trường bán dẫn]
Tập đoàn Bayer cho biết lợi nhuận ròng của hoạt động kinh doanh trong năm 2016 đạt 5,29 tỷ USD trên tổng doanh thu 55 tỷ USD. Cuối tháng 7/2017, tập đoàn hóa chất khổng lồ của Đức đã công bố mục tiêu đạt hơn 57,6 tỷ USD doanh thu cho năm 2017. Trong khi đó, lợi nhuận ròng trong năm 2016 của Monsanto đạt 1,34 tỷ USD trên tổng doanh thu 13,5 tỷ USD.
Đầu năm 2017, EC đã đồng ý cho phép sáp nhập 2 siêu tập đoàn trong lĩnh vực nông hóa học nói trên dưới các điều kiện khác nhau. Cuối tháng 3/2017, EC cũng chấp thuận thương vụ sáp nhập 2 công ty khổng lồ của Mỹ là Dow và DuPont để tạo thành công ty DowDuPont, mang tới một sức nặng 130 tỷ USD trên thị trường chứng khoán.
10 ngày sau, EC đã cho phép tập đoàn Tập đoàn Hóa chất quốc gia Trung Quốc (ChemChina) mua lại công ty Syngenta (Thụy Sĩ) với trị giá 43 tỉ USD - thương vụ lớn nhất của Trung Quốc tại nước ngoài. Các thực thể mới cam kết với Liên minh châu Âu (EU) sẽ bán lại một số mảng hoạt động của họ để đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường châu Âu./.