Cần sớm sửa chữa, nâng cấp hệ thống đê bao vùng trũng ở Hải Lăng 

Quảng Trị: Sơ kết chỉ đạo điểm việc tổ chức diễn đàn sinh hoạt chi bộ; Quán triệt triển khai thực hiện Kết luận số 10- KL/TƯ của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3, khóa X; Chương trình hành động số 56- CTHĐ/TU của BTVTU

 

Hệ thống đê bao và kênh mương thủy lợi có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội các xã vùng trũng huyện Hải Lăng

 

Hệ thống đê bao vùng trũng Hải Lăng (hệ thống đê bao) được đầu tư nâng cấp, xây dựng bằng nguồn vốn của 2 tiểu dự án, thực hiện trên địa bàn 12 xã bao gồm 14 tuyến đê dọc các bờ tả, hữu các sông Tân Vĩnh Định, Cựu Vĩnh Định, Mai Lĩnh, Ô Giang và tả sông Ô Lâu với tổng chiều dài 56,125 km đê bao, 154 cống tưới, tiêu và 6 cầu trên tuyến...Hệ thống đê bao vùng trũng Hải Lăng sau khi hoàn thành đã được bàn giao cho UBND huyện Hải Lăng và các xã trong vùng dự án quản lý, khai thác, sử dụng.

 

Sau khi đưa vào sử dụng, hệ thống đê bao đã đảm bảo chống lũ tiểu mãn, lũ sớm bảo vệ cho hơn 5.200 ha lúa 2 vụ phía trong đê của 12 xã trong vùng dự án; tăng khả năng tiêu thoát lũ, chủ động tiêu úng, tạo nguồn nước tưới, đảm bảo cho sản xuất, tạo ra được vùng lúa hàng hoá có chất lượng cao đểtăng thu nhập cho nông dân. Hệ thống đê bao khép kín kết hợp làm đường giao thông nông thôn cũng góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hôi; phục vụ ứng cứu trong mùa mưa bão, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của trên 64.000 người dân trong vùng.

 

Ông Hồ Xuân Hòe, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp - PTNT cho biết, sau một thời gian khai thác, dưới tác động thường xuyên của thiên tai, đặc biệt là lũ, lụt và các trục tiêu chính không được nạo vét, cỏ rong phủ kín, có nơi đáy sông cao hơn cao trình mặt ruộng; một số bãi bồi giữa sông, ngoài chân đê người dân trồng cây làm thành hàng rào chắn bảo vệ sản xuất nên mặt cắt sông bị thu hẹp, làm thay đổi dòng chảy chính nên hệ thống đê bao đã bị hư hỏng, sạt trượt mái, sụt lún, xói ngầm qua cống tại một số vị trí trên các tuyến; hiện tượng nứt gãy mặt đê cũng xuất hiện tại nhiều điểm.

 

Đặc biệt, hiện tượng xói lở bờ sông dọc hệ thống đê bao thời gian gần đây diễn ra rất mạnh với tổng chiều dài sạt lở nguy hiểm dọc bờ sông hơn 13 km ở các sông: Mai Lĩnh, Tân Vĩnh Định, Cựu Vĩnh Định, Ô Lâu có nguy cơ đe dọa trực tiếp gây xói lở chân khay, sạt trượt mái và mất an toàn các tuyến đê. Trong đó có một số vị trí hư hỏng, xói lở đặc biệt nguy hiểm cần được xử lý khẩn cấp trước mùa mưa bão năm 2017 nhằm đảm bảo an toàn như đê hữu Mai Lĩnh đoạn qua xã Hải Hòa dài 350m có nguy cơ gây vỡ đê trong mùa lụt bão ảnh hưởng tới hơn 1.100 ha lúa 2 vụ thuộc 3 xã Hải Dương, Hải Hòa, Hải Tân; cống điều tiết trên đê tả Tân Vĩnh Định nguy cơ gây vỡ đê ảnh hưởng hơn 650 ha lúa của xã Hải Dương; đê tả Cựu Vĩnh Định đoạn qua xã Hải Dương dài 200m; đê tả Mai Lĩnh đoạn qua xã Hải Thành dài 150m; cống điều tiết trên đê Câu Nhi - Hải Hòa...

 

Ông Hồ Xuân Hòe cho biết thêm: “Giải pháp trước mắt là cần tập trung xử lý khẩn cấp tại các vị trí nguy hiểm dọc tuyến có nguy cơ gây vỡ đê, sạt trượt mái, thân đê trong mùa lụt bão đối kè đê hữu Mai Lĩnh, xây dựng cống điều tiết trên đê tả Tân Vĩnh Định, kè hộ chân đê tả Cựu Vĩnh Định và đê tả Mai Lĩnh, xử lý chống xói ngầm cống điều tiết trên đê Câu Nhi - Hải Hòa.

 

Tổ chức tháo dỡ hàng rào, các bờ be trên các bãi bồi phục vụ canh tác ngoài đê và cắt rong, nạo vét nhỏ làm thông thoáng dòng chảy và hướng dòng chảy ra giữa trục tiêu. Kịp thời xử lý những vị trí hư hỏng xung yếu, nhằm hạn chế phát triển lan rộng dọc tuyến. Bên cạnh đó phải triển khai giải pháp lâu dài là tiến hành nạo vét dọc các trục tiêu chính thuộc hệ thống đê bao các tuyến sông Mai Lĩnh, Vĩnh Định, Ô Lâu, Ô Giang đểvừa giảm nguy cơ gây sạt lở đê bao, vừa tăng khả năng thoát lũ cho toàn vùng. Chúng tôi đã báo cáo thực trạng, đề xuất giải pháp khắc phục cũng như kinh phí thực hiện đểxin ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh”.

 

Hệ thống đê bao vùng trũng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sản xuất và sinh hoạt của nhân dân 12 xã của huyện Hải Lăng. Để khắc phục tình trạng hư hỏng, sạt lở như hiện nay đòi hỏi phải có nguồn kinh phí đầu tư lớn, trong khi đó khả năng đáp ứng của ngân sách nhà nước là rất hạn chế. Do vậy, huyện Hải Lăng cần khẩn trương chủ động huy động mọi nguồn lực để thực hiện việc gia cố và khắc phục tình trạng sạt lở, hư hỏng tại các vị trí xung yếu trên tuyến đê bao nhằm đảm bảo an toàn cho công trình trong mùa mưa bão sắp tới; chỉ đạo các địa phương tăng cường công tác tuyên truyền về mục tiêu, ý nghĩa của hệ thống đê bao cũng như hệ thống kênh mương thủy lợi đối với sản xuất, sinh hoạt để nâng cao ý thức của nhân dân trong công tác quản lý, sử dụng và bảo vệ các công trình.

 

Các ngành chức năng phối hợp, hướng dẫn UBND huyện Hải Lăng thực hiện phương án duy tu, bảo dưỡng công trình hàng năm từ nguồn cấp bù thủy lợi phí; đề xuất UBND tỉnh các giải pháp tăng cường quản lý đê điều nhằm phát huy tối đa hiệu quả đầu tư; phối hợp nghiên cứu, đề xuất UBND tỉnh phương án huy động nguồn vốn đểthực hiện việc nạo vét hệ thống các sông Ô Lâu, Vĩnh Định, Mai Lĩnh và Ô Giang nhằm đầu tư đồng bộ, giải quyết triệt đểvấn đề xói lở, hư hỏng hệ thống đê bao vùng trũng huyện Hải Lăng.

 

Huy Nam

1128 Go top

Sự kiện nổi bật

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.
Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 956
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 956
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 77265770