Campuchia chuẩn bị cách ly hơn 15.000 công nhân tại Phnom Penh 

Chính quyền thủ đô Phnom Penh đã sẵn sàng cách ly hơn 15.000 công nhân dệt may đang chuẩn bị từ các tỉnh quay lại thủ đô làm việc sau Tết cổ truyền của người Khmer.
Campuchia chuẩn bị cách ly hơn 15.000 công nhân tại Phnom Penh

Trong một nỗ lực nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, chính quyền thủ đô Phnom Penh đã sẵn sàng cách ly hơn 15.000 công nhân dệt may đang chuẩn bị từ các tỉnh quay lại thủ đô làm việc sau Tết cổ truyền của người Khmer.

Thông báo ngày 17/4 của Hội đồng thủ đô Phnom Penh cho biết các cơ quan chức năng đã chuẩn bị xong 37 trường học với 699 phòng để cách ly các công nhân. Thông báo cho biết 15.726 công nhân của 672 nhà máy sẽ bị cách ly bắt buộc 14 ngày theo một chỉ đạo của Bộ Y tế Campuchia.

Hôm 15/4, Bộ trưởng Y tế Campuchia Mam Bun Heng đã yêu cầu Bộ Lao động Campuchia đảm bảo rằng số công nhân này phải bị cách ly đủ 14 ngày mới có thể quay trở lại làm việc.

[Campuchia ghi nhận thêm 1 bệnh nhân COVID-19 mang quốc tịch Việt Nam]

Hôm 16/4, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã công bố quyết định dỡ bỏ lệnh hạn chế đi lại, có hiệu lực từ 6 giờ sáng 16/4. Trước đó, Chính phủ Campuchia ban bố lệnh hạn chế đi lại từ thủ đô Phnom Penh tới toàn bộ các tỉnh trong cả nước để đề phòng nguy cơ lây nhiễm dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trên diện rộng, có hiệu lực từ 24 giờ ngày 9/4 đến 24 giờ ngày 16/4.

Lệnh này giới hạn việc đi lại trong nội bộ mỗi tỉnh nhưng người dân có thể di chuyển giữa các huyện trong tỉnh.

Cùng ngày, người phát ngôn Bộ Nông, Lâm, Ngư nghiệp Campuchia Srey Vuthy ngày 16/4 cho biết chính phủ nước này sẽ đảm bảo an ninh lương thực và thực phẩm cho người dân trước tác động của dịch COVID-19 bằng việc khuyến khích các nhà nhập khẩu mua tích trữ thịt lợn khoảng 130 tấn/ngày trong thời gian 3 tháng tới.

Về rau xanh, nông nghiệp Campuchia có thể sản xuất 716.113 tấn rau/năm, đáp ứng 68% nhu cầu trong nước, 32% còn lại phải nhập khẩu từ các nước láng giềng. Chính phủ Campuchia đã đề ra một số biện pháp đảm bảo an ninh lương thực như việc quy định những vùng tiềm năng để trồng rau và đảm bảo nguồn nước, cung cấp cho nông dân hạt giống, rau, thiết bị, công nghệ hiện đại để mở rộng sản xuất rau an toàn./.

(Vietnam+)

 

256 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.
Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 940
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 940
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87220803