Các tổ chức quốc tế kêu gọi Mỹ Latinh tăng cường cải cách để phục hồi 

Theo Ủy ban Kinh tế Mỹ Latinh và Caribe, nền kinh tế “giậm chân tại chỗ” trong 5 năm trước đại dịch, cộng với mức sụt giảm 6,8% trong năm 2020, đã khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng cao chưa từng có.
Các tổ chức quốc tế kêu gọi Mỹ Latinh tăng cường cải cách để phục hồi

Theo phóng viên TTXVN tại châu Mỹ, ngày 14/10, Tổ chức Y tế liên Mỹ (OPS) và Ủy ban Kinh tế Mỹ Latinh và Caribe (CEPAL) cảnh báo hệ thống y tế yếu kém và tình trạng bất bình đẳng dai dẳng tại Mỹ Latinh và Caribe gây khó khăn trong việc kiểm soát đại dịch COVID-19, đồng thời kêu gọi các chính phủ trong khu vực tăng cường đầu tư công và thực hiện các cải cách để tiến tới phục hồi bền vững.

Trong báo cáo "Sự kéo dài của cuộc khủng hoảng y tế và tác động đối với y tế, kinh tế và sự phát triển xã hội,” OPS và CEPAL nhấn mạnh đại dịch COVID-19 đã cho thấy tầm quan trọng của việc xây dựng một chương trình nghị sự về y tế công cộng với quan điểm toàn diện và tích hợp.

Do đó, hai tổ chức trực thuộc Liên hiệp quốc kêu gọi cải thiện các hệ thống y tế khu vực, vốn đã yếu kém từ trước khi đại dịch bùng phát.

Bên cạnh đó, OPS và CEPAL cũng khuyến nghị các chính phủ khu vực có cách tiếp cận liên ngành trong hoạch định chính sách y tế, thúc đẩy công bằng trong chăm sóc sức khỏe, tăng cường tính bền vững tài chính và vai trò của Nhà nước trong ứng phó với đại dịch, đẩy mạnh tiêm chủng, duy trì các chính sách tài khóa mở rộng và tăng cường đầu tư công.

Theo báo cáo, kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát vào tháng 2/2020, Mỹ Latinh và Caribe đã ghi nhận hơn 45,7 triệu ca mắc và 1,5 triệu ca tử vong, chiếm gần 1/5 số ca nhiễm  và gần 30% số người không qua khỏi trên toàn thế giới, mặc dù khu vực này chỉ chiếm 8,4% dân số toàn cầu.

[COVID-19 làm trầm trọng thêm vấn đề tồn tại của Mỹ Latinh, Caribe]

Do tác động của đại dịch, năm 2020 Mỹ Latinh và Caribe ghi nhận mức suy giảm kinh tế lớn nhất trong 120 năm qua và là khu vực chịu tác động kinh tế lớn nhất trên toàn cầu.

Theo CEPAL, nền kinh tế “giậm chân tại chỗ” trong 5 năm trước đại dịch, cộng với mức sụt giảm 6,8% trong năm 2020, đã khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng cao chưa từng có, kéo theo tình trạng thiếu lương thực, nghèo cùng cực và bất bình đẳng, đồng thời khoét sâu những vấn đề cấu trúc đã tồn tại ở khu vực này từ lâu.

Báo cáo đánh giá nỗ lực tiêm chủng ở phần lớn các nước trong khu vực đều gặp khó khăn do thiếu nguồn cung vaccine. Tính trung bình chỉ 39% dân số trong khu vực được tiêm chủng đầy đủ./.

Hồng Hạnh (TTXVN/Vietnam+

 

498 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.
Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 1079
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 1079
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87100280