Các quốc gia cam kết xây dựng thỏa thuận ràng buộc pháp lý chống ô nhiễm nhựa 

(ĐCSVN) – Các nguyên thủ quốc gia, các Bộ trưởng Môi trường và các đại diện khác từ 175 quốc gia tham dự Đại hội đồng Môi trường Liên hợp quốc (UNEA-5) ở Nairobi (Kenya) đã thông qua một nghị quyết lịch sử nhằm chấm dứt ô nhiễm nhựa và xây dựng một thỏa thuận quốc tế ràng buộc về mặt pháp lý vào năm 2024.
Các quốc gia cam kết xây dựng thỏa thuận ràng buộc pháp lý chống ô nhiễm nhựa

Phát biểu trước đại diện các nước, Chủ tịch UNEA-5, Bộ trưởng Khí hậu và Môi trường Na Uy Espen Barth Eid đánh giá việc làm này của Hội đồng Môi trường Liên hợp quốc đã “thể hiện sự hợp tác đa phương ở mức tốt nhất”.

Nghị quyết đề cập đến toàn bộ vòng đời của nhựa, tức là sản xuất, sử dụng và thải bỏ nó.

Nghị quyết, dựa trên 3 dự thảo nghị quyết ban đầu từ các quốc gia khác nhau, thành lập Ủy ban Đàm phán Liên Chính phủ (INC) sẽ bắt đầu hoạt động vào năm 2022, với tham vọng hoàn thành dự thảo thỏa thuận toàn cầu ràng buộc về mặt pháp lý vào cuối năm 2024. Đây sẽ là một công cụ ràng buộc pháp lý, phản ánh các lựa chọn thay thế khác nhau để giải quyết vòng đời đầy đủ của nhựa, thiết kế các sản phẩm và vật liệu có thể tái sử dụng và tái chế, và nhu cầu tăng cường hợp tác quốc tế để tạo điều kiện tiếp cận công nghệ, xây dựng năng lực và khoa học và hợp tác kỹ thuật.

Theo bà Inger Andersen, Giám đốc điều hành Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP): “Hôm nay đánh dấu sự thành công của hành tinh Trái đất đối với chất dẻo sử dụng một lần. Đây là hiệp định đa phương về môi trường quan trọng nhất kể từ Hiệp định Paris (khí hậu). (…) Đó là một chính sách bảo hiểm cho thế hệ này và thế hệ sau, những người có thể sống với nhựa mà không bị nó lên án".

Cùng với các cuộc đàm phán về một thỏa thuận quốc tế ràng buộc, UNEP sẽ làm việc với các chính phủ và doanh nghiệp có thiện chí trong chuỗi cung ứng để chuyển đổi khỏi nhựa sử dụng một lần, cũng như huy động tài chính tư nhân và xóa bỏ các rào cản đối với đầu tư vào nghiên cứu và trong một nền kinh tế tuần hoàn mới.

460 triệu tấn nhựa vào năm 2019

Theo ước tính mới nhất của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), sản lượng nhựa đã bùng nổ từ 2 triệu tấn năm 1950 lên 460 triệu tấn vào năm 2019 tạo ra 353 triệu tấn chất thải, trong đó chưa đến 10% hiện được tái chế và 22% bị bỏ lại trong các bãi hoang, đốt lên trời hoặc thải vào môi trường.

Sản xuất nhựa và ô nhiễm đã gây ra tác động đối với cuộc khủng hoảng về biến đổi khí hậu, sự sụp đổ đa dạng sinh học và ô nhiễm đang đe dọa thế giới. Tiếp xúc với nhựa có thể gây hại cho sức khỏe con người, có khả năng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, hoạt động nội tiết tố, trao đổi chất và thần kinh. Ngoài ra, việc đốt nhựa hở góp phần gây ô nhiễm không khí.

Đến năm 2050, lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính liên quan đến sản xuất, sử dụng và thải bỏ chất dẻo sẽ lên tới 15% lượng khí thải cho phép, như một phần của mục tiêu hạn chế sự nóng lên toàn cầu của hành tinh ở mức 1,5 độ C.

Với khoảng 11 triệu tấn rác thải nhựa đổ ra đại dương mỗi năm, hơn 800 loài sinh vật biển và ven biển bị ảnh hưởng bởi việc nuốt phải, vướng víu và các mối nguy hiểm khác.

Do đó, chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn có thể giảm hơn 80% lượng nhựa đi vào các đại dương vào năm 2040, giảm sản xuất nhựa nguyên sinh 55%, tiết kiệm cho chính phủ 70 tỷ USD vào năm 2040, giảm 25% lượng khí thải nhà kính và tạo thêm 700.000 việc làm./.

 
Khánh Linh (Theo UN, UNEP)
78 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.
Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 635
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 635
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 77475835