Các nhà đầu tư Phố Wall đổ bộ vào thị trường Ấn Độ 

Ấn Độ nằm trong số những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, do đó, Phố Wall không thể phớt lờ và Mumbai trở thành cửa ngõ để các nhà đầu tư tiếp cận thị trường tiềm năng này.
Các nhà đầu tư Phố Wall đổ bộ vào thị trường Ấn Độ

Rất nhiều gương mặt mới đã có mặt tại Mumbai, thủ đô tài chính của Ấn Độ trong năm qua, khi những người đứng đầu các ngân hàng toàn cầu đến thăm các sàn giao dịch chứng khoán, mua bất động sản và tuyển dụng nhân viên.

Sự bùng nổ sau đại dịch đã đẩy giá trị của thị trường chứng khoán Ấn Độ lên khoảng 5.000 tỷ USD, ngang ngửa với Hong Kong (Trung Quốc).

Ấn Độ nằm trong số những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới. Do đó, Phố Wall không thể phớt lờ Ấn Độ được nữa và Mumbai trở thành cửa ngõ.

Là trung tâm thương mại của Ấn Độ trong 8 thập kỷ, Mumbai vẫn tương đối xa lạ với nền tài chính toàn cầu cho đến hai năm gần đây.

 

Hiện nay, các quỹ quản lý lương hưu tại Bắc Mỹ, các quỹ đầu tư quốc gia từ Vịnh Ba Tư và Singapore, các ngân hàng Nhật Bản và các công ty cổ phần tư nhân đều đang hướng đến Ấn Độ để tìm kiếm lợi nhuận.

Bất chấp dòng tiền nóng đổ vào Mumbai, Ấn Độ vẫn là một thị trường khó định hướng đối với các công ty nước ngoài, khiến việc đầu tư trực tiếp trở nên rủi ro.

Trong khi đó, nhu cầu chi tiêu của lượng người tiêu dùng có tiềm năng lớn tại Ấn Độ đang thấp hơn so với dự kiến.

Tuy nhiên, vẫn có lý do thúc đẩy sự nhiệt tình của các nhà đầu tư nước ngoài. Một giám đốc điều hành ngân hàng Ấn Độ đề nghị giấu tên cho biết, tốc độ tăng trưởng kinh tế vững, đồng tiền ổn định và kỷ luật tài chính là những nhân tố thu hút nhà đầu tư nước ngoài.

 

Ông Aashish Agarwal, người đứng đầu ngân hàng đầu tư Jefferies tại Ấn Độ, cho biết chứng khoán Ấn Độ đang tăng trưởng mạnh mẽ và thị trường nước này cũng thu hút nhiều doanh nghiệp hơn các nền kinh tế mới nổi khác.

Ông Kevin Carter, người thành lập công ty đầu tư EMQQ Global, cho rằng Ấn Độ có những yếu tố đã giúp các thị trường mới nổi thành công: dân số đông, trẻ và tăng trưởng kinh tế thúc đẩy người dân chi tiêu nhiều hơn.

Với dân số 1,4 tỷ người, Ấn Độ là quốc gia đông dân nhất thế giới. Hầu hết người dân nước này đang hoặc sẽ sớm ở độ tuổi lao động, không giống như các nước châu Âu hoặc Đông Á.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ, dao động quanh mức 7% trong vài năm qua, so với mức trung bình của thế giới là 3,2%./.

 

Giao dịch viên trên Sàn Giao dịch Chứng khoán New York, Mỹ. (Ảnh: THX/TTXVN)

Chứng khoán Phố Wall giảm phiên thứ hai liên tiếp do lo ngại về kinh tế Mỹ

Chuyên gia Jack Ablin của Công ty Cresset Capital cho rằng đà giảm của chứng khoán đều liên quan đến tỷ lệ lãi suất khi ngày càng có nhiều dự báo rằng Fed sẽ không cắt giảm trong năm nay.

(TTXVN/Vietnam+)
101 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.
Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 1015
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 1015
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87203611