Bộ Tư pháp phải là “người gác gôn” của Chính phủ trong các vấn đề pháp lý quốc tế 

(ĐCSVN)- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, Bộ Tư pháp phải là “nhạc trưởng”, cơ quan “gác cửa” trong việc bảo đảm tính thống nhất, tính hợp pháp, hợp lý, khả thi của hệ thống pháp luật và là “người gác gôn” của Chính phủ trong vấn đề pháp lý quốc tế, bảo vệ quyền và lợi ích quốc gia, dân tộc.
Bộ Tư pháp phải là “người gác gôn” của Chính phủ trong các vấn đề pháp lý quốc tế

Chiều ngày 8/1, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2019. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự và chỉ đạo Hội nghị.

Cùng dự Hội nghị có Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long và lãnh đạo một số ban, bộ, ngành, Uỷ ban của Quốc hội…

 

Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2019. Ảnh: TH.


Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao sự có mặt của đại diện lãnh đạo các cơ quan của Quốc hội, các bộ, ngành, cơ quan liên quan, điều này thể hiện sự quan tâm đối với việc xây dựng thể chế chính sách. 

Thay mặt Lãnh đạo Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu dương, ghi nhận những kết quả toàn ngành Tư pháp đạt được thời gian qua một cách toàn diện, vượt chỉ tiêu của Đảng, Quốc hội giao cả số lượng và chất lượng, góp nên bức tranh đa màu trong sự phát triển của đất nước”

Tuy nhiên, Thủ tướng cũng cho rằng, mặc dù có nhiều tiến bộ, nhưng công tác xây dựng thể chế, pháp luật vẫn còn bất cập, nhất là một số văn bản chưa theo kịp thực tiễn, thiếu khả thi. Có văn bản mới ban hành đã phải sửa đổi, bổ sung.

Điểm qua nhiều sai phạm được phát hiện trong quản lý nhà nước thời gian qua liên quan đến đất đai, tài sản công, cổ phần hóa, vụ việc AVG, Thủ Thiêm, nhất là tại địa bàn thành phố lớn… vấn đề Thủ tướng trăn trở là “cán bộ pháp chế với tư cách người gác gôn về pháp luật nghĩ gì, đã làm hết trách nhiệm tham mưu cho lãnh đạo chưa hay góp ý nhưng lãnh đạo không nghe, có vấn đề gì trong tham mưu không”. Thủ tướng nhấn mạnh, cán bộ tư pháp cần làm hết chức trách, nhiệm vụ trong việc can gián này thì sai phạm ít xảy ra.

Thủ tướng cũng thẳng thắn cho rằng tình trạng nhờn luật còn khá phổ biến thì Bộ, ngành Tư pháp cần có đề xuất đột phá để thực thi pháp luật hiệu quả hơn. Hoạt động một số nghề tư pháp còn tiềm ẩn phức tạp, còn bộc lộ nhiều bất cập. Giám định tư pháp rất nhiều tồn tại, nhất là giám định phục vụ các vụ án tham nhũng lớn, chậm về thời gian, giám định sai. Tham gia tranh tụng quốc tế tuy cố gắng nhưng ở địa phương còn bị động. Án dân sự chưa có điều kiện thi hành ngày càng tăng, tỷ lệ thu hồi tài sản thấp…

Nhấn mạnh chương trình hành động của Chính phủ với phương châm “12 chữ”, trong đó có chữ "bứt phá"; Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu là “năm 2019 phải hơn năm 2018”, Thủ tướng đặt vấn đề, nội dung “bứt phá” của Bộ Tư pháp trong năm 2019 là gì?.

 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị. Ảnh: TH.


Thủ tướng nêu rõ, với chức năng vai trò được giao, Bộ Tư pháp cần xác định tập trung thực hiện tốt nhất nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, thể chế. Theo đó, phải là “nhạc trưởng”, cơ quan “gác cửa” trong việc bảo đảm tính thống nhất, tính hợp pháp, tính hợp lý, khả thi của hệ thống pháp luật và là “người gác gôn” của Chính phủ trong vấn đề pháp lý quốc tế, bảo vệ quyền và lợi ích quốc gia, dân tộc. Đồng thời, triển khai Nghị quyết 01, 02 của Chính phủ một cách rõ nét, bài bản hơn, trong đó tập trung trả lời vai trò “nhạc trưởng” là gì, như thế nào – đó là tham mưu cho Chính phủ nâng cao chất lượng xây dựng thể chế, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi theo tiêu chuẩn ASEAN, hướng tới tiêu chuẩn OECD, khát vọng đưa dân tộc tiến bước sát cánh cùng các nước tiến bộ và tạo điều kiện cho khởi nghiệp, sáng tạo ở nước ta. 

 “Các đồng chí là nhạc trưởng, là cơ quan gác cửa trong việc bảo đảm tính thống nhất, tính hợp pháp, tính hợp lý và khả thi của hệ thống pháp luật và là người gác gôn của Chính phủ trước các vấn đề pháp lý quốc tế, bảo vệ quyền và lợi ích của quốc gia, dân tộc”, Thủ tướng nêu rõ.

Cùng với đó, Bộ Tư pháp cần tham mưu cho Chính phủ nâng cao chất lượng xây dựng, hoàn thiện thể chế, cải cách tư pháp để thực hiện các mục tiêu như tạo môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện cho khởi nghiệp…; đôn đốc, chủ trì hướng dẫn một số công việc trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh đúng tiến độ, phải gương mẫu trình đúng thời hạn. Trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ, cần tiếp tục rà soát, thực hiện đúng phương châm “tư pháp hướng về cơ sở, vì dân, gần dân” cần coi trọng công tác xây dựng đảng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có đủ trình độ tham gia các vụ tranh chấp quốc tế...

Chia sẻ với những khó khăn, vất vả trong công việc của cán bộ tư pháp, pháp chế, Thủ tướng đề nghị các lãnh đạo bộ, ngành, địa phương quan tâm hơn nữa đến chính sách, chế độ đối với  đội ngũ cán bộ pháp chế.

Theo báo cáo của Bộ Tư pháp, trong năm 2018, toàn Ngành tư pháp thực hiện bảo đảm chất lượng, tiến độ các nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch đã đề ra từ đầu năm và hoàn thành bảo đảm chất lượng, tiến độ nhiều nhiệm vụ phát sinh thêm, nhất là các nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao; phản ứng kịp thời, hiệu quả đối với những vấn đề “nóng”, ngày càng tham gia sâu vào các vấn đề pháp lý đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của từng địa phương.

Công tác cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong Ngành được đẩy mạnh, các chỉ số xếp hạng về cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin của Bộ tiếp tục được cải thiện. Chất lượng hồ sơ các dự án luật, pháp lệnh và chất lượng công tác thẩm định có nhiều cải thiện; nợ đọng văn bản quy định chi tiết giảm so với năm trước.

Công tác phổ biến giáo dục pháp luật xuất hiện một số mô hình hay, hiệu quả. Thi hành án dân sự tiếp tục đạt kết quả cao, thi hành án hành chính dần đi vào nề nếp. Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử đang phát triển khá nhanh; đã giải quyết được số lượng lớn yêu cầu của người dân, doanh nghiệp trong lĩnh vực hành chính tư pháp. Việc xã hội hoá các nghề tư pháp được thực hiện thận trọng, hiệu quả hơn, chất lượng hành nghề được cải thiện, quy trình cấp phép dần được chuẩn hoá. Việc giải quyết tranh chấp đầu tư đạt nhiều kết quả cụ thể; hợp tác quốc tế về pháp luật tiếp tục tạo được những dấu ấn quan trọng…/.

Thu Hằng

812 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Giáo dục

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 894
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 894
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87230763