Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Hiện tượng hàng giả, hàng nhái còn phổ biến 

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Hiện tượng hàng giả, hàng nhái còn phổ biến

Phát biểu tại hội nghị Chính phủ với địa phương sáng nay (29/12), Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng còn tương đối phổ biến ở Việt Nam. 

Do vậy, một trong những nhiệm vụ trọng tâm ngành công thương năm 2018 là đẩy mạnh công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng gian, giả.

​Chia sẻ thêm, theo Bộ trưởng, với mô hình mới và được tổ chức theo ngành dọc, lực lượng Quản lý thị trường sẽ đề ra những giải pháp mới nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong việc đấu tranh với loại tội phạm này.

Trước đó, ngày 28/12, Ban chỉ đạo 389 Bộ Công Thương ​đã ban hành kế hoạch số 12082/KH-BCĐ389 về cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, trong và sau Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018.

[Báo cáo nhanh trong vòng 24 giờ khi phát hiện, bắt giữ buôn lậu] 

​Cơ quan này yêu cầu Sở Công Thương, Chi cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải quán triệt các nhiệm vụ trọng tâm đồng thời tập trung nguồn lực triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để thực hiện nhiệm vụ được giao và gắn trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị với kết quả thực hiện nhiệm vụ, đồng thời phối hợp lực lượng kiểm tra, kiểm soát nhằm đảm bảo cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2017 và dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018.

​Ở một lĩnh vực khác, tại hội nghị, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, năm 2017 xuất khẩu là một điểm sáng trong bức tranh kinh tế với tăng trưởng đạt trên 2 con số và kết quả đó được thể hiện được khả năng của nền kinh tế, cùng với việc bám sát tình huống trên thế giới để có sự điều hành cụ thể, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho từng ngành, lĩnh vực.

Có được kết quả này, Việt Nam đã khai thác thành công các hiệp định thương mại tự do song phương với các đối tác lớn như: EU, Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc, ASEAN... giúp xuất khẩu tăng cao, các thị trường này thường có mức tăng trưởng từ 17-30%.

Hơn nữa, theo Bộ trưởng, Chính phủ cũng đã có nhiều giải pháp cụ thể hỗ trợ sản phẩm, các ngành. Một số ngành hàng quan trọng như dệt may, da giày, chế biến, chế tạo nhận được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời, doanh nghiệp có niềm tin đầu tư, sản xuất và hứng khởi phát triển.

"Khi thai thác các thị trường mới, thực thị các hiệp định tư do thương mại song phương trong năm 2017. Nhiều vụ tranh chấp thương mại liên quan đến sắt thép, phân bón, hóa chất… đã được xử lý thành công, giúp tăng trưởng cả công nghiệp và xuất khẩu," Người đứng đầu ngành công thương cho hay.

Để hoàn thành các nhiệm vụ năm 2018, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh kiến nghị Chính phủ và các bộ, ngành đẩy mạnh việc cải cách hành chính, thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh từ Trung ương đến địa phương.

Trong đó, nhiệm vụ ưu tiên là đẩy nhanh tái cơ cấu đặc biệt là trong các ngành kinh tế quan trọng như công nghiệp và nông nghiệp và đưa ra các tiêu chí về năng lực cạnh tranh nhằm tạo ra những chuỗi giá trị giúp hàng hóa có thể tham gia sâu hơn vào chuỗi toàn cầu cũng như tiếp quản đầu tư...

Báo cáo của Chính phủ cho biết, năm 2017 xuất khẩu ước đạt 214 tỷ USD, tăng 21,1% so với năm ngoái. Trong đó hàng nông, lâm, thủy sản đạt trên 36 tỷ USD, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đã vượt 420 tỷ USD và xuất siêu cả năm khoảng 3 tỷ USD./.

824 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Giáo dục

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 886
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 886
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87217316