Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Phải chống ô nhiễm môi trường như chống giặc 

(ĐCSVN) – Sáng 15/6, phát biểu tiếp thu ý kiến của ĐBQH về những vấn đề của ngành Tài nguyên và Môi trường trong thời gian qua, Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà cho biết, hiện nay ô nhiễm là kẻ thù và phải có quan điểm đảm bảo môi trường và chống ô nhiễm môi trường như chống giặc.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Phải chống ô nhiễm môi trường như chống giặc

Chia sẻ về việc bảo vệ môi trường trong giai đoạn hiện nay, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết: Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) được trình Quốc hội tại kỳ họp này sẽ gắn đến mục tiêu thay đổi một cách toàn diện cách mạng để làm sao đạt được mục tiêu các thành phần môi trường đang ô nhiễm, xu thế suy thoái mất cân bằng môi trường hiện nay.

Luật cũng phải đảm bảo thực hiện được Hiến pháp, đó là đảm bảo cho chất lượng và quyền của người dân được sống trong môi trường trong lành. “Cũng như Thủ tướng Chính phủ đã khẳng định: chúng ta phải thực sự lấy môi trường làm mục tiêu cho phát triển. Toàn bộ quan điểm này được thể hiện trong Luật Bảo vệ môi trường”, Bộ trưởng cho biết.

Về vấn đề chất thải, theo Bộ trưởng: Chất thải không phải hoàn toàn là chất thải mà nó là tài nguyên. 40% chất thải sẽ là tài nguyên nếu được thu gom, tái chế, tái sử dụng. “Về việc xử lý chất thải, người dân tham gia trực tiếp sẽ có lợi về vấn đề bảo đảm môi trường và có lợi về mặt kinh tế. Chính phủ sẽ có lộ trình bài bản và đồng thời chúng ta sẽ có nhiều phương thức trên kinh nghiệm quốc tế để  tính toán, định lượng và có lộ trình hỗ trợ kịp thời cho người dân khó khăn. Và đồng thời những chính sách này sẽ do chính người dân và địa phương bàn bạc triển khai”, Bộ trưởng nêu rõ.

Cũng theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, với tinh thần chống dịch COVID-19 vừa qua, cũng như tinh thần truyền thống của dân tộc khi chống giặc, phải coi ô nhiễm là một kẻ thù, phải có quan điểm đảm bảo môi trường và chống ô nhiễm môi trường như chống giắc.

Chia sẻ về vấn đề quản lý tài nguyên đất, Bộ trưởng cho hay, thời gian qua xuất phát từ 7 vấn đề vướng mắc, khó khăn về đất đai, Chính phủ với tham mưu của Bộ TN&MT, Bộ đã trình để sửa đổi một số điều của Luật Đất đai nhưng đến nay hầu hết các chủ trương, khó khăn, vướng mắc đã được tiếp thu và sửa ngay trong Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Xây dựng và có 2 nghị quyết của Quốc hội, đặc biệt là Nghị quyết số 60 liên quan đến vấn đề quản lý đất đai trong lĩnh vực về cổ phần hóa và 10 nghị định của Chính phủ để thực hiện việc tổ chức triển khai luật năm 2013.

“Nếu nói về nhu cầu và những vấn đề vướng mắc của một số điều của Luật về cơ bản đến nay Quốc hội, Chính phủ gần như đáp ứng yêu cầu. Tuy nhiên, Chính phủ đã tham mưu, Bộ Tài Nguyên và Môi trường và Ban Kinh tế Trung ương đã sơ kết Nghị quyết số 19 về chủ trương chính sách đất đai cho giai đoạn 2016-2021 và đưa ra nhiều vấn đề; trong đó vấn đề tổ chức, nhiều vấn đề cơ chế, chính sách pháp luật”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Theo Bộ trưởng, việc sửa đổi Luật liên quan nhiều đối tượng nên cần phải làm hết sức thận trọng, kỹ lưỡng, toàn diện từ vấn đề lý luận cho đến vấn đề thực tiễn. Đặc biệt, phải chú ý hơn 60% những người đang sử dụng đất. Đây là những người nông dân ở nông thôn và nhiều vấn đề hệ trọng, quan trọng khác cần phải tổng kết cả lý luận và thực tiễn./.

 
Bích Liên
284 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Giáo dục

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 588
    • Thành viên Thành viên 1
    • Tổng Tổng 589
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 85481997