Bắt tạm giam các đối tượng xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông 

Công an Thành phố Hồ Chí Minh cho biết các đối tượng phạm tội có tổ chức, có sự trao đổi, bàn bạc từ trước, chuẩn bị công cụ, phương tiện và phân chia vai trò, nhiệm vụ cụ thể.

Ngày 30/8, Công an Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, Công an Quận 10 đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam Wu CongMing (sinh năm 1968, quốc tịch Trung Quốc, tên tiếng Việt là Ngô Thông Minh), Thôi Vĩ Quốc (hay gọi là Tài Mà, sinh năm 1988, ngụ Quận 8, là người Việt gốc Hoa) và Phùng Lạc Tòng (sinh năm 1987, ngụ Quận 10, là người Việt gốc Hoa) về tội “Xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác” theo quy định tại khoản 2, Điều 289, Bộ luật Hình sự. Các quyết định trên đã được Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp phê chuẩn.

Theo điều tra, trước đó, tháng 6/2024, hai người ở Hồng Kông (Trung Quốc) chưa rõ lai lịch đến Việt Nam và gặp Wu CongMing cho biết nhu cầu tìm người chở thiết bị giả trạm thu phát sóng vô tuyến BTS để phát tán tin nhắn trái phép có nội dung quảng cáo trang web cá cược đến thuê bao di động của người dùng.

Các đối tượng này đề nghị Wu CongMing tìm thuê người điều khiển xe ôtô chở thiết bị lưu thông trên đường để làm việc như trên; đồng thời cung cấp thiết bị, trả tiền cho Wu CongMing chi trả cho người trực tiếp thực hiện.

Wu CongMing liên lạc với Quốc, người quen nhiều năm ở Việt Nam trao đổi và được Quốc giới thiệu Tòng. Sau đó, Wu CongMing, Quốc, Tòng và 3 người Hồng Kông (Trung Quốc) khác lập nhóm chat trên ứng dụng WhatsApp.

Ngày 20/7, hai người Hồng Kông (Trung Quốc) mang thiết bị giả trạm BTS đến chỗ ở của Wu CongMing tại phường Bình Trị Đông B (quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh) cất giữ. Đến ngày 25/7, Tòng cùng Quốc đến lấy thiết bị để chạy thử.

Từ ngày 26/7 đến ngày 2/8, mỗi ngày, Tòng lái xe ôtô lưu thông trên các tuyến đường bất kỳ, vận hành thiết bị giả trạm BTS để phát tán tin nhắn trái phép.

Quá trình này được theo dõi qua ứng dụng tên “New” cài đặt trong laptop, Tòng dùng điện thoại quay màn hình laptop hiển thị ứng dụng “New” đang hoạt động, gửi clip vào nhóm chat WhatsApp để các đối tượng quản lý.

Đến sáng 2/8, khi Tòng chở thiết bị giả trạm BTS hoạt động trên đường Hùng Vương (Quận 10) thì bị Tổ công tác thuộc Cục Kỹ thuật nghiệp vụ, Bộ Công an kiểm tra. Sau đó, lực lượng Công an đưa Tòng cùng phương tiện, thiết bị liên quan về trụ sở làm việc.

Qua điều tra, cơ quan Công an nhận thấy Wu CongMing, Quốc, Tòng giúp sức cho các đối tượng người Hồng Kông (Trung Quốc) chưa rõ lai lịch sử dụng thiết bị giả trạm BTS làm nhiễu việc phát sóng bình thường của các trạm BTS đã được cấp phép, làm thiết bị điện thoại di động bị tác động, không sử dụng được các dịch vụ gọi điện, nhắn tin, các nhà mạng mất doanh thu.

Các đối tượng phạm tội có tổ chức, có sự trao đổi, bàn bạc từ trước, chuẩn bị công cụ, phương tiện và phân chia vai trò, nhiệm vụ cụ thể. Quá trình làm việc tại cơ quan điều tra, cả 3 khai nhận việc làm trên là vi phạm pháp luật nhưng vì được trả công nên vẫn thực hiện./.

Đối tượng tại cơ quan công an (Nguồn: Công an cung cấp)

Bắt giữ nhóm đối tượng dùng mạng viễn thông để chiếm đoạt tài sản của 200 người

Từ đầu năm 2024 đến nay, nhóm 7 đối tượng đã thuê căn hộ chung cư, sử dụng máy tính, mạng viễn thông, internet thực hiện hành vi chiếm đoạt hơn 3 tỷ đồng của người khác.

(TTXVN/Vietnam+)
19 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Giáo dục

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 781
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 781
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87063211