Báo Financial Times: Việt Nam thuộc nhóm 7 nền kinh tế nổi bật 

(Chinhphu.vn) - Báo Financial Times (Anh) vừa đăng bài viết của tác giả Ruchir Sharma với nội dung đánh giá cao những kết quả hoạt động kinh tế mà 7 quốc gia, trong đó có Việt Nam, đạt được trong bối cảnh nền kinh tế thế giới nói chung đang đối mặt nhiều khó khăn, triển vọng ảm đạm.
Báo Financial Times: Việt Nam thuộc nhóm 7 nền kinh tế nổi bật

Theo tác giả bài báo, trong thời kỳ kinh tế ảm đạm như hiện nay khi các chuyên gia đều dự báo về tình trạng suy thoái và lạm phát ở hầu hết các nước thì vẫn có một số nền kinh tế ghi nhận những diễn biến khả quan, trái ngược với bức tranh bi quan bao trùm.

Những nền kinh tế nổi bật phải kể đến Việt Nam, Indonesia, Ấn Độ, Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Saudi Arabia và Nhật Bản.

Điểm chung của các nền kinh tế này là tăng trưởng tương đối cao, lạm phát vừa phải hoặc lợi nhuận thị trường chứng khoán cao so với các nền kinh tế khác.

Theo tác giả bài báo, không quá bất ngờ khi Việt Nam nằm trong danh sách 7 nước có hoạt động kinh tế hiệu quả và coi đây là minh chứng điển hình cho thấy các chính sách của Chính phủ đang phát huy hiệu quả. Nhờ đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất xuất khẩu và mở cửa nền kinh tế, Việt Nam đang tăng trưởng gần 7%. Đây là tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới.

Với các nền kinh tế còn lại trong danh sách, bài báo cũng đưa ra những phân tích và nhận định về các yếu tố giúp mỗi nước tránh khỏi suy thoái kinh tế toàn cầu.

Dù không loại trừ khả năng diễn biến kinh tế tích cực của nhóm "7 kỳ quan kinh tế" có thể đảo chiều do những bất ổn địa-chính trị trên toàn cầu nhưng bài báo nhấn mạnh trong bối cảnh lo ngại về triển vọng toàn cầu, vẫn xuất hiện một số nền kinh tế khả quan.

https://baochinhphu.vn/bao-financial-times-viet-nam-thuoc-nhom-7-nen-kinh-te-noi-bat-102220928091845399.htm

Tác giả bài báo là ông Ruchir Sharma, Chủ tịch của Rockerfeller International và là cựu chiến lược gia tại Công ty quản lý Quỹ đầu tư Morgan Stanley. Ông Ruchir Sharma từng xuất bản cuốn sách "Quốc gia thăng trầm", lý giải sự thăng trầm của nền kinh tế thế giới từ cuối thập niên 1990 đến đầu những năm 2000.

 

211 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.
Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 599
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 599
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 88311541