Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Quy định về luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp 

Ngày 17/4/2019, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Quy định số 27-QĐ/TU về luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp trong tỉnh.

Quy định nêu rõ mục đích, yêu cầu của công tác này là tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chủ trương, nghị quyết của Đảng về công tác cán bộ và luân chuyển cán bộ, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp trong tỉnh, nhất là cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý có phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ trong từng giai đoạn. Đổi mới mạnh mẽ công tác luân chuyển cán bộ, bảo đảm dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch, công bằng; ngăn chặn tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm, quan hệ dòng họ, thân quen. Bảo đảm thực hiện chủ trương đào tạo, bồi dưỡng toàn diện và sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ; tạo điều kiện để cán bộ trẻ, có triển vọng, cán bộ trong quy hoạch được rèn luyện trong thực tiễn; tạo nguồn cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở các địa phương, cơ quan, đơn vị, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh. Kết hợp luân chuyển với điều động, bố trí hợp lý đội ngũ cán bộ trong toàn hệ thống chính trị; tăng cường cán bộ cho những nơi khó khăn có nhu cầu, khắc phục tình trạng nơi thừa, nơi thiếu và cục bộ, khép kín trong công tác cán bộ. Tiếp tục thực hiện chủ trương luân chuyển cán bộ kết hợp chặt chẽ với việc đẩy mạnh bố trí một số chức danh lãnh đạo chủ chốt cấp huyện không là người địa phương và cán bộ giữ chức vụ không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp.

          Về quan điểm, nguyên tắc, Quy định nêu rõ công tác luân chuyển cán bộ phải đặt dưới sự lãnh đạo thường xuyên, trực tiếp, toàn diện của các cấp ủy, tổ chức đảng trên cơ sở chấp hành nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy vai trò, trách nhiệm của tập thể lãnh đạo và người đứng đầu; giải quyết tốt mối quan hệ giữa luân chuyển với ổn định, phát triển nguồn cán bộ tại chỗ và xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên sâu; giữa rèn luyện, đào tạo cán bộ với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị. Luân chuyển cán bộ phải bảo đảm tổng thể, đồng bộ, liên thông, thường xuyên, liên tục, có luân chuyển dọc, luân chuyển ngang giữa các cơ quan, đơn vị trong toàn hệ thống chính trị; phải gắn kết chặt chẽ với quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, sắp xếp, bố trí, sử dụng cán bộ. Chỉ luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý, không luân chuyển cán bộ làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ (trừ trường hợp nhằm mục đích tăng cường cán bộ cho cơ sở, cho lĩnh vực hoặc địa bàn cần thiết). Cán bộ luân chuyển phải là cán bộ trẻ, trong quy hoạch, có triển vọng phát triển; có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và năng lực công tác tốt; quan tâm lựa chọn, phát hiện cán bộ trẻ có năng lực nổi trội; ưu tiên luân chuyển cán bộ được quy hoạch các chức danh có yêu cầu luân chuyển.  Việc luân chuyển cán bộ phải có kế hoạch cụ thể và có lộ trình từng bước thực hiện; có cơ chế, chính sách đồng bộ, thống nhất để tạo môi trường, điều kiện cho cán bộ luân chuyển phát huy năng lực, sở trường, chuyên môn, rèn luyện, tích luỹ kinh nghiệm thực tiễn; đồng thời, có quy định quản lý, giám sát đối với cán bộ luân chuyển. Việc xem xét, bố trí cán bộ sau luân chuyển phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, tình hình thực tiễn; kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị gắn với trách nhiệm cá nhân của cán bộ được luân chuyển và nhận xét, đánh giá cán bộ.

Về phạm vi, đối tượng luân chuyển, Quy định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy xác định: Luân chuyển từ tỉnh về huyện và ngược lại; luân chuyển từ huyện về xã và ngược lại; luân chuyển từ địa phương này sang địa phương khác; luân chuyển giữa các cơ quan khối đảng, nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội; lực lượng vũ trang, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước. Đối tượng là cán bộ trẻ, có năng lực, triển vọng, trong quy hoạch của địa phương, cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị; cán bộ luân chuyển từ tỉnh về huyện và ngược lại thực hiện theo kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; cán bộ được luân chuyển để thực hiện chủ trương bố trí cán bộ không phải là người địa phương và cán bộ không giữ chức vụ quá hai nhiệm kỳ liên tiếp ở một địa phương, cơ quan, đơn vị (cụ thể là Bí thư huyện uỷ, thị ủy, thành ủy, đảng ủy Khối; Chủ tịch uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố; chủ tịch ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân, chánh án toà án nhân dân cấp huyện; Cấp trưởng các ngành thanh tra, công an, tài chính, thuế cấp huyện; trường hợp khác do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định).

 Chức danh bố trí, luân chuyển thực hiện đối với cán bộ đã giữ chức vụ thuộc diện quy định không giữ chức vụ quá 2 nhiệm kỳ liên tiếp ở 1 địa phương và những cán bộ luân chuyển để thực hiện chủ trương không phải là người địa phương, khi luân chuyển chủ yếu bố trí làm cấp trưởng; đối với cán bộ trẻ (dưới 40 tuổi) luân chuyển để đào tạo, rèn luyện chủ yếu bố trí làm cấp phó. Cán bộ luân chuyển  phải là những người có lập trường, tư tưởng chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt; có năng lực và triển vọng phát triển; đảm bảo khung tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý và cơ bản đáp ứng tiêu chuẩn, tiêu chí chức danh luân chuyển theo quy định; có quy hoạch, am hiểu lĩnh vực được luân chuyển, đủ sức khoẻ công tác. Còn thời gian công tác ít nhất 2 nhiệm kỳ (10 năm) tính từ thời điểm đi luân chuyển (50 tuổi đối với nam, 45 tuổi đối với nữ); cán bộ luân chuyển để bố trí không phải người địa phương, không giữ chức vụ quá hai nhiệm kỳ liên tiếp phải đủ thời gian công tác ít nhất trọn một nhiệm kỳ. Trường hợp khác do ban thường vụ cấp ủy cấp trên trực tiếp xem xét, quyết định.

Việc luân chuyển cán bộ phải có kế hoạch cụ thể và lộ trình từng bước thực hiện; có cơ chế, chính sách đồng bộ, thống nhất để tạo môi trường, điều kiện cho cán bộ luân chuyển phát huy năng lực, sở trường, chuyên môn, rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm thực tiễn; đồng thời, có quy định quản lý, giám sát đối với cán bộ luân chuyển.

Việc xem xét, bố trí cán bộ sau luân chuyển phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, tình hình thực tiễn; kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị gắn với trách nhiệm cá nhân của cán bộ được luân chuyển và nhận xét, đánh giá cán bộ. Cán bộ luân chuyển hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm và thời gian luân chuyển theo quy định, nếu cơ quan, đơn vị cử đi luân chuyển hiện còn cơ cấu, số lượng theo quy định và có nhu cầu đề xuất thì xem xét bố trí theo chức danh quy hoạch trước khi luân chuyển; nếu cơ quan, đơn vị chưa có cơ cấu, đã đủ số lượng theo quy định hoặc chưa có nhu cầu thì bố trí trở lại chức vụ đã đảm nhiệm trước khi luân chuyển hoặc chức vụ tương đương; khi có cơ cấu, số lượng theo quy định, cơ quan, đơn vị có nhu cầu đề xuất thì xem xét theo quy định. Trường hợp cơ quan, đơn vị khác có nhu cầu đề xuất thì có thể xem xét bố trí giữ chức vụ tương đương chức danh quy hoạch trước khi luân chuyển hoặc chức vụ tương đương chức vụ đã đảm nhiệm trước khi luân chuyển. Cán bộ luân chuyển không hoàn thành nhiệm vụ hoặc bị xử lý kỷ luật trong thời gian luân chuyển thì xem xét bố trí chức vụ thấp hơn chức vụ đã đảm nhiệm trước khi luân chuyển.

Thời gian luân chuyển ít nhất là 3 năm (36 tháng) đối với một chức danh (trừ chức danh kiêm nhiệm). Trường hợp đặc biệt do ban thường vụ cấp ủy cấp trên trực tiếp xem xét, quyết định. Cán bộ luân chuyển được hỗ trợ kinh phí theo quy định; được bảo lưu chế độ, phụ cấp trách nhiệm nếu chức danh luân chuyển có chế độ, phụ cấp trách nhiệm thấp hơn. Nếu có thành tích xuất sắc (có sáng kiến, sản phẩm công tác cụ thể được cấp có thẩm quyền công nhận) được xem xét nâng lương trước thời hạn; được ưu tiên khi xem xét bố trí công tác sau luân chuyển. HY- tổng hợp

962 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.
Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 964
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 964
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 77123266