ASEAN+3 triển khai chương trình phòng trường hợp khủng hoảng tài chính 

Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản ủng hộ việc thành lập Cơ sở tài chính nhanh chóng (RFF) với việc kết hợp các loại tiền tệ đủ điều kiện có thể sử dụng tự do làm tiền tệ được lựa chọn.
ASEAN+3 triển khai chương trình phòng trường hợp khủng hoảng tài chính

Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản ngày 3/5 đã nhất trí cùng với các thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) củng cố mạng lưới an toàn tài chính khu vực bằng cách triển khai một chương trình hỗ trợ tài chính mới, phòng trường hợp khủng hoảng tài chính.

Thông báo của Bộ Kinh tế và Tài chính Hàn Quốc cho biết, thỏa thuận này đạt được trong cuộc họp ba bên giữa Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc Choi Sang-mok, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Shunichi Suzuki và Thứ trưởng Tài chính Trung Quốc Liao Min tại Tbilisi, Gruzia.

Cuộc họp ba bên diễn ra bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN+3 lần thứ 27, quy tụ các quan chức tài chính, thống đốc ngân hàng trung ương hàng đầu của ASEAN và ba nước Đông Bắc Á.

Tuyên bố chung được đưa ra sau cuộc họp, khẳng định ba nước ủng hộ việc thành lập Cơ sở tài chính nhanh chóng (RFF) với việc kết hợp các loại tiền tệ đủ điều kiện có thể sử dụng tự do làm tiền tệ được lựa chọn, như một cơ sở mới theo Sáng kiến đa phương hóa Chiang Mai (CMIM) và các phương thức của nó.

RFF sẽ được gia hạn vô điều kiện trong trường hợp xảy ra khủng hoảng do các cú sốc bên ngoài như đại dịch và thiên tai, đồng thời các quốc gia ASEAN+3 sẽ sửa đổi các quy định liên quan trong năm nay để chính thức triển khai chương trình vào năm tới.

CMIM là một quỹ trị giá 240 tỷ USD được ra mắt vào năm 2010 và có thể được khai thác thông qua các giao dịch hoán đổi tiền tệ trong thời kỳ khủng hoảng tài chính trong khu vực. Các quốc gia cũng chia sẻ nhu cầu thay đổi quỹ CMIM thành cơ cấu vốn trả góp thay vì cam kết tài trợ và đồng ý sửa đổi cơ cấu chi tiết vào năm 2025 sau khi phân tích nhiều mô hình khác nhau.

 

Trong cuộc họp, ba quốc gia cũng chia sẻ đánh giá rằng khu vực này dự kiến sẽ tăng trưởng nhanh hơn trong năm nay do xuất khẩu tăng và nhu cầu nội địa vững chắc. Tuy nhiên, những căng thẳng địa chính trị, giá hàng hóa và nguyên liệu thô toàn cầu tăng cao, cũng như sự biến động ngày càng tăng trên thị trường ngoại hối là những thách thức trong ngắn hạn. Cùng với đó, những rủi ro dài hạn hơn là Biến đổi Khí hậu và già hóa dân số.

Quan chức tài chính ba nước cũng cam kết sẽ tăng cường hơn nữa sự hợp tác và liên lạc với nhau cũng như với các nước ASEAN trong Tiến trình Tài chính ASEAN+3 để nỗ lực hướng tới sự phục hồi mạnh mẽ và tăng trưởng bền vững trong khu vực, đồng thời tái khẳng định cam kết đối với môi trường mở, tự do, hệ thống thương mại đa phương dựa trên các quy tắc công bằng, toàn diện, bình đẳng và không phân biệt đối xử./.

Thị trường trái phiếu bền vững của các nền kinh tế ASEAN+3 tăng trưởng mạnh. (Ảnh: ADB)

Thị trường trái phiếu bền vững tăng trưởng mạnh tại các nền kinh tế ASEAN+3

Theo ấn bản mới nhất của báo cáo Giám sát Trái phiếu châu Á, lượng trái phiếu bền vững tại ASEAN+3 đạt 798,7 tỷ USD vào cuối năm 2023 và chiếm khoảng 20% tổng lượng trái phiếu bền vững toàn cầu.

(TTXVN/Vietnam+)
166 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.
Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 1134
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 1134
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87219332