ASEAN thảo luận về Cộng đồng Văn hóa-Xã hội sau năm 2025 

Các đại biểu đã nêu bật các thực tiễn và chiến lược tốt nhất để thúc đẩy quan hệ đối tác, cam kết và huy động nguồn lực nhằm hỗ trợ ASCC sau năm 2025.
ASEAN thảo luận về Cộng đồng Văn hóa-Xã hội sau năm 2025

Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, ngày 11/8, Hội nghị điều phối lần thứ 19 về Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN (SOC-COM 19) với chủ đề "Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN (ASCC) sau năm 2025" đã được tổ chức theo hình thức trực tuyến.

Cuộc họp có sự tham gia của các đại diện từ Ủy ban các đại diện thường trực tại ASEAN, Ủy ban các quan chức cấp cao về ASCC (SOCA), Hội nghị các quan chức cấp cao ASEAN, Hội nghị các quan chức kinh tế cấp cao ASEAN, cũng như từ các Cơ quan chuyên ngành của ASEAN, các tổ chức liên kết với ASEAN và Ban Thư ký ASEAN.

Cuộc họp tập trung đã thảo luận các cơ chế hỗ trợ, sự hỗ trợ thể chế và sự tham gia của các bên liên quan; thăm dò các điều kiện, thách thức và xu hướng hiện tại, cũng như các phương án mục tiêu sau năm 2025; và nêu bật các thực tiễn và chiến lược tốt nhất để thúc đẩy quan hệ đối tác, cam kết và huy động nguồn lực nhằm hỗ trợ ASCC sau năm 2025.

[Việt Nam tích cực và chủ động đóng góp vào sự lớn mạnh của ASEAN]

Phát biểu khai mạc, Phó Tổng thư ký ASEAN phụ trách ASCC Ekkaphab Phanthavong đã nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hỗ trợ thể chế tập thể và sự tham gia của các bên liên quan nhằm giải quyết các thách thức mới nổi và tận dụng các cơ hội khu vực và toàn cầu, từ đó xây dựng một ASCC mạnh mẽ và năng động.

Giám đốc điều hành Trung tâm Nghiên cứu Phát triển bền vững và Đối thoại ASEAN, Đại sứ Chirachai Punkrasin đã cung cấp các thông tin cập nhật về hợp tác của trung tâm trong lĩnh vực phát triển bền vững và nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hỗ trợ tích hợp cho các sáng kiến liên ngành.

Trong bài phát biểu bế mạc, Cố vấn cấp cao của Bộ trưởng Điều phối Văn hóa và Phát triển con người Indonesia kiêm Chủ tịch SOCA, Tiến sỹ Joko Kusnanto Anggoro đã kêu gọi sự phối hợp của nhiều bên và sự tham gia của người dân ASEAN vào việc phát triển các tài liệu về ASCC sau năm 2025 nhằm đảm bảo sự gắn kết và phù hợp giữa 3 trụ cột và đảm bảo tương lai của ASEAN phù hợp với nhu cầu của người dân khu vực.

Tiến sỹ Angoro cũng nhấn mạnh tính chất bao trùm và khả năng thích ứng là những ưu tiên chính của Indonesia cần được thúc đẩy trên 3 trụ cột Cộng đồng ASEAN, bao gồm thông qua lồng ghép bình đẳng giới và thúc đẩy hòa nhập cho người khuyết tật, cũng như áp dụng phương pháp tiếp cận "Một sức khỏe" nhằm tăng cường khả năng phục hồi y tế khu vực.

Các xu hướng và vấn đề chính được nêu bật trong cuộc họp bao gồm chuyển đổi kỹ thuật số, biến đổi khí hậu, sức khỏe, khả năng phục hồi sau thảm họa và những thay đổi về nhân khẩu học.

Các đề xuất, thông tin và kết quả thu được từ SOC-COM 19 sẽ được đệ trình lên Cuộc họp SOCA lần thứ 35 và Cuộc họp Hội đồng ASCC lần thứ 30 sắp tới./.

Hữu Chiến (TTXVN/Vietnam+)

 

346 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.
Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 539
    • Thành viên Thành viên 1
    • Tổng Tổng 540
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87019289