APPF thúc đẩy quan hệ đối tác vì phát triển bền vững 

(Chinhphu.vn) – Chiều ngày 20/1, tại Hà Nội, Phiên toàn thể 4 về các vấn đề của Diễn đàn Nghị viện châu Á- Thái Bình Dương lần thứ 26 (APPF-26) thảo luận về Vai trò của APPF trong việc thúc đẩy quan hệ đối tác vì phát triển bền vững và tăng trưởng cho tất cả ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã diễn ra.
APPF thúc đẩy quan hệ đối tác vì phát triển bền vững

Hội nghị đã nhất trí Quốc hội Campuchia sẽ giữ chức Chủ tịch APPF và đăng cai tổ chức Hội nghị APPF-27 vào tháng 1/2019 tại Siem Riep.

Tại phiên thứ 4 này, các nước đã nhất trí thông qua Nghị quyết, Tuyên bố APPF Hà Nội và Trưởng đoàn các nước đã ký Thông cáo chung.

Nhóm Công tác 1 nhận được 13 dự thảo nghị quyết, các đại biểu nhất trí nhập thành 4 dự thảo Nghị quyết chung do các nước đồng bảo trợ về các chủ đề “Hòa bình trên Bán đảo Triều tiên” (Nhật Bản và Hàn Quốc), “Đấu tranh với Khủng bố quốc tế và Tội phạm xuyên quốc gia” (Australia, Indonesia, Malaysia, Nga, Mexico và Nhật Bản), “Thúc đẩy dân chủ nghị viện vì hòa bình, an ninh và thịnh vượng trong khu vực và trên thế giới” (Việt Nam và Nga).

Nhóm Công tác 3 nhận được 11 dự thảo Nghị quyết, cuộc họp thống nhất các nghị quyết có cùng nội dung hoặc tương tự được nhập với nhau thành 3 Nghị quyết về chủ đề “Hợp tác kinh tế trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương” (Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga), “Hỗ trợ doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa trong kỷ nguyên số” (Mexico, Malaysia và Chile), và “Vai trò của Nghị viện trong thúc đẩy Hội nhập kinh tế khu vực” (Việt Nam, Mexico, Chile, Canada và New Zealand).

Nhóm công tác 3 nhận được 15 dự thảo Nghị quyết, các nước nhất trí về 1 dự thảo Nghị quyết của Canada về “Đa dạng xã hội” và 4 dự thảo Nghị quyết chung do các nước đồng bảo trợ về các chủ đề “Tăng cường hành động chung ứng phó với biến đổi khí hậu” (Chile, New Zealand, Việt Nam, Phillipines), “Thúc đẩy hợp tác văn hóa và du lịch khu vực” (Việt Nam, Mexico, Chile, Canada, Australia và Nga); “An ninh lương thực và phát triển nông nghiệp bền vững” (Việt Nam và Australia); “Vai trò của APPF trong thúc đẩy quan hệ đối tác vì sự phát triển bền vững và tăng trưởng bao trùm ở châu Á-Thái Bình Dương” (Nhật Bản và Việt Nam).

Nhóm Công tác 4 nhận được 5 dự thảo Nghị quyết, cuộc họp nhất trí nhâp thành 1 dự thảo Nghị quyết chung do tất cả các nước tham gia cuộc họp đồng bảo trợ về chủ đề “Thúc đẩy bình đẳng giới vì sự phát triển bền vững và thịnh vượng chung trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương” (Indonesia, Australia, Mexico, Nga, Việt Nam, Mông Cổ và New Zealand).

Ủy ban soạn thảo văn kiện đã thảo luận và nhất trí về 13 dự thảo Nghị quyết, 1 sửa đổi Quy chế Hội nghị nữ nghị sỹ APPF, Thông cáo chung và Tuyên bố Hà Nội.

Tại phiên họp toàn thể lần thứ 4, Hội nghị APPF-26 đã thông qua các Nghi quyết và văn kiện trên với sự đồng thuận cao của các đại biểu. Trưởng đoàn các nước Nghị viện thành viên đã ký Thông cáo chung và tiến hành Lễ Bế mạc vào chiều ngày 20/1.

Diệu Hương - Thùy Dung

410 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.
Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 718
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 718
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87190929