Ngày 6/5, Anh và Pháp đã điều tàu hải quân và tàu tuần duyên tới vùng biển gần đảo Jersey trên eo biển Manche, giữa lúc căng thẳng song phương gia tăng liên quan các quy định mới về quyền đánh bắt cá tại vùng biển này.
Các lực lượng Anh và Pháp triển khai tàu tới khu vực trên sau khi khoảng 50-70 tàu đánh cá của Pháp tập trung bên ngoài cảng chính của đảo Jersey để biểu tình phản đối những quy định mới.
Rạng sáng 6/5, nhiều tàu đánh cá Pháp đã tập trung bên ngoài cảng Saint Helier của đảo Jersey, một vùng tự trị vẫn phụ thuộc vào Anh trong lĩnh vực quốc phòng. Việc nhiều tàu tập trung bên ngoài khiến hoạt động ra vào cảng bị tắc nghẽn.
Thủ tướng Anh Boris Johnson đã chỉ thị điều hai tàu hải quân hoàng gia tới vùng biển này và ngay sau đó, Pháp cũng lập tức đưa hai tàu tuần duyên tới.
Thông báo từ Chính phủ Anh nêu rõ hai tàu hải quân HMS Severn và HMS Tamar đã được điều đến vùng biển Jersey để "giám sát tình hình." Trong khi đó, quân đội Pháp đánh giá tình hình khu vực nhìn chung rất yên ổn. Hiện có tin các tàu đánh bắt cá của Pháp đã rời khỏi cảng Saint Helier.
[Pháp cảnh báo sẽ trả đũa Anh nếu không thực thi thỏa thuận đánh bắt cá]
Đảo Jersey nằm ngay gần vùng duyên hải phía Bắc của Pháp. Trước sự kiện Brexit (Anh rời Liên minh châu Âu-EU), các tàu đánh cá của Pháp vẫn được đánh bắt tại vùng biển giàu hải sản này.
Tuy nhiên, sau khi Anh chính thức rời EU, chính quyền địa phương ở Jersey cũng công bố những quy định mới về cấp phép đánh bắt cá trong khu vực và vấp phải sự phản đối của ngư dân Pháp, cho rằng quy trình mới với nhiều thủ tục sẽ cản trở họ tiếp cận vùng biển này.
Cuối tháng Tư, hàng trăm ngư dân Pháp cũng đã chặn các xe tải chở cá tới các khu chế biến tại cảng Boulogne-sur-Mer để phản đối quyết định này.
Ngày 3/5, Chính phủ Pháp ra tuyên bố chỉ trích việc Anh ban hành quy định mới về cấp phép hoạt động đánh bắt cá mà không thông báo tới Ủy ban châu Âu (EC) như quy định trong thỏa thuận Brexit nên các thay đổi trên không có hiệu lực.
Paris đã bày tỏ quan điểm này với EC. Theo người phát ngôn EC Vivian Loonela, giới chức châu Âu đã làm việc nghiêm túc với Chính phủ Anh để giải quyết vấn đề này.
Trước đó, quyền đánh bắt cá là một trong những vấn đề gây trở ngại lớn trong tiến trình đàm phán thỏa thuận hậu Brexit giữa Anh và EU để London chính thức rời khỏi khối này từ ngày 1/1/2021./.
Lê Ánh (TTXVN/Vietnam