Ấn Độ vẫn là nền kinh tế lớn tăng trưởng nhanh nhất nhưng “nhu cầu không đều” 

GDP của Ấn Độ dự báo giảm xuống 6,8% trong quý từ tháng Bảy đến tháng Chín, từ mức 7,8% trong quý trước đó.
Ấn Độ vẫn là nền kinh tế lớn tăng trưởng nhanh nhất nhưng “nhu cầu không đều”

Theo một cuộc thăm dò ý kiến của các nhà kinh tế của Reuters, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ có thể chậm lại nhưng vẫn mạnh mẽ trong quý tháng Chín, được hỗ trợ bởi hoạt động dịch vụ “khỏe mạnh” và nhu cầu ở đô thị vững chắc bất chấp suy thoái toàn cầu làm giảm tốc độ tăng trưởng xuất khẩu.

Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Ấn Độ được dự báo sẽ giảm xuống 6,8% trong quý từ tháng Bảy đến tháng Chín từ mức 7,8% trong quý trước đó - theo dự báo trung bình của 55 nhà kinh tế được thăm dò từ ngày 17 đến ngày 27/11.

Tuy nhiên, các nhà dự báo coi đó là một sự giảm tốc không đáng kể so với một quý đặc biệt mạnh mẽ đối với nền kinh tế lớn thứ ba châu Á, vốn được cùng một nhóm các nhà kinh tế kỳ vọng sẽ tăng trưởng hơn 6% trong những năm tới - hiện là tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong số các nền kinh tế lớn.

Ngay cả khi “gió mùa thất thường” dẫn đến lạm phát tăng đột biến trong quý trước, nhu cầu tiêu dùng - đóng góp khoảng 60% vào tăng trưởng GDP của Ấn Độ - vẫn mạnh ở đất nước hơn 1,4 tỷ dân, được thúc đẩy chủ yếu bởi nhu cầu của cư dân thành thị.

Dự báo về dữ liệu [tăng trưởng], dự kiến công bố vào Thứ Năm [tuần này], dao động từ 5,6% đến 7,4%.

"Tăng trưởng chung có thể vẫn ổn định...với các tiện ích, dịch vụ và xây dựng cho thấy sự tăng trưởng ‘vững chãi.’ Nhu cầu trong nước vẫn là động lực kinh tế chính của các hoạt động, trong khi nhu cầu bên ngoài tiếp tục yếu" - Rahul Bajoria tại Barclays cho biết trong một lưu ý.

Cảng hàng hóa ở Tokyo, Nhật Bản. (Ảnh: Kyodo/TTXVN)

IMF: Mỹ, Nhật, Ấn Độ và Nga là những điểm sáng của kinh tế toàn cầu

IMF đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2023 của nhiều nền kinh tế trên thế giới như Trung Quốc, Đức nhưng lại nâng dự báo tăng trưởng của Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Nga.

Theo một cuộc thăm dò rộng rãi hơn của Reuters, tăng trưởng GDP của Ấn Độ được dự báo sẽ đạt trung bình 6,4% trong năm tài chính kết thúc vào ngày 31/3 và 6,3% trong năm tiếp theo, một phần do chi tiêu vốn của Chính phủ cao hơn.

Mức tăng trưởng dự kiến đó sẽ dễ dàng vượt qua hầu hết các nền kinh tế khác - nhiều nền kinh tế trong số đó đã giảm tốc đáng kể sau một loạt đợt tăng lãi suất lịch sử của các ngân hàng trung ương nhằm kiềm chế lạm phát. So sánh giữa các ngân hàng trung ương, nỗ lực [tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát] của Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ còn “khiêm tốn.”

Chi tiêu vốn là 4.910 tỷ rupee Ấn Độ (58,98 tỷ USD) trong sáu tháng đầu năm tài chính, cao hơn mức 3.430 tỷ rupee của cùng kỳ năm ngoái. Các nhà kinh tế dự đoán chi tiêu vốn sẽ còn tăng cao hơn nữa trước cuộc bầu cử quốc gia - dự kiến diễn ra vào tháng 5/2024.

Khi được hỏi đâu sẽ là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế trong thời gian còn lại của năm tài chính này, các nhà kinh tế gần như “chia rẽ”: 14 chuyên gia chọn chi tiêu Chính phủ, 13 chọn tiêu dùng, trong khi năm người cho biết động lực chính sẽ là đầu tư.

Nhưng nhu cầu của người tiêu dùng không đồng đều trên khắp quốc gia đông dân nhất thế giới, nơi có một số thành phố lớn nhất toàn cầu. Hai phần ba người Ấn Độ sống bên ngoài các thành phố.

Trong khi nhu cầu ở nông thôn bị ảnh hưởng trong quý từ tháng Bảy đến tháng Chín do giá các mặt hàng hằng ngày tăng cao thì nhu cầu ở thành thị vẫn mạnh. Tuy nhiên, nhu cầu yếu ở nông thôn dự kiến sẽ chỉ tiếp diễn trong thời gian ngắn.

Có 20 trong số 29 nhà kinh tế (69%) cho biết khoảng cách giữa tiêu dùng ở nông thôn và thành thị sẽ thu hẹp trong vòng hai đến ba năm tới. Sáu người tin rằng khoảng cách này sẽ giữ nguyên, và ba cho biết khoảng cách sẽ còn rộng hơn nữa.

"Chúng tôi kỳ vọng tăng trưởng tiêu dùng cá nhân sẽ tiếp tục phục hồi vì nó giúp thu hẹp khoảng cách giữa nhu cầu ở thành thị và nông thôn, cũng như giữa hàng hóa và dịch vụ" - Upasana Chachra, nhà kinh tế trưởng Ấn Độ tại Morgan Stanley, cho biết trong một ghi chú.

Sức mua được cải thiện khi lạm phát cơ bản được kiểm soát sẽ giúp ích cho tiêu dùng ở nông thôn - bà Chachra cho hay./.

(Vietnam+)
99 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.
Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 1083
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 1083
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87115801