Ai Cập sẽ tiếp nhận vị trí đồng Chủ tịch GCTF vào năm 2024 

Ai Cập sẽ giữ chức Chủ tịch Diễn đàn chống khủng bố toàn cầu (GCTF) cho đến tháng 3/2025, trong khi EU nắm vai trò này từ tháng 9/2022 đến tháng 9/2024.
Ai Cập sẽ tiếp nhận vị trí đồng Chủ tịch GCTF vào năm 2024

Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ai Cập Ahmed Abu Zeid ngày 4/5 thông báo quốc gia Bắc Phi này đã chính thức đảm nhận vai trò đồng Chủ tịch Diễn đàn chống khủng bố toàn cầu (GCTF) cùng với Liên minh châu Âu (EU).

Ai Cập và EU đã được chọn vào vị trí đồng Chủ tịch GCTF trong giai đoạn 2022-2025, kế nhiệm Maroc và Canada. Ai Cập sẽ giữ chức Chủ tịch diễn đàn này cho đến tháng 3/2025, trong khi EU nắm vai trò này từ tháng 9/2022 đến tháng 9/2024.

Trong bài phát biểu tại cuộc họp lần thứ 21 của Ủy ban điều phối GCTF, Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry cho biết nước này tiếp nhận chức đồng Chủ tịch GCTF vào thời điểm tình hình quốc tế đang đối mặt với nhiều thách thức làm gia tăng khủng bố và đòi hỏi phải tăng cường hợp tác để đối phó vấn đề toàn cầu này.

[Việt Nam nỗ lực thực hiện chiến lược chống khủng bố toàn cầu của LHQ]

Ông Shoukry cho rằng vẫn còn nhiều nguy hiểm mặc dù tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng đã bị đánh bạo ở Syria và Iraq. Theo ông, mục tiêu trong nhiệm kỳ Chủ tịch GCTF của Ai Cập là chống khủng bố ở lục địa châu Phi bằng cách giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của vấn đề này và xây dựng năng lực quốc gia để hỗ trợ các nỗ lực chống chủ nghĩa cực đoan.

Ngoại trưởng Shoukry cho biết thêm Ai Cập và EU sẽ phối hợp trong vai trò Chủ tịch GCTF nhằm nâng cao hiệu quả của các biện pháp phòng, chống chủ nghĩa cực đoan.

Ngoài ra, hai bên sẽ hỗ trợ sự tham gia của phụ nữ vào diễn đàn, cũng như nâng cao vai trò của phái nữ trong cuộc chiến chống khủng bố. Ông khẳng định Ai Cập đã vượt qua nhiều mối đe dọa khủng bố trong thập kỷ qua nhờ sự đóng góp của các lực lượng vũ trang và cảnh sát nước này.

Cách tiếp cận toàn diện của Ai Cập trong cuộc chiến chống khủng bố mở rộng trên tất cả các khía cạnh kinh tế, xã hội và văn hóa của vấn đề này, bao gồm cả việc chống lại các phát ngôn cực đoan.

GCFT ban đầu được thành lập vào năm 2011 với tư cách là một nền tảng chống khủng bố đa phương nhằm phát triển một hệ thống quốc tế để đối phó với khủng bố theo Chiến lược chống khủng bố của Liên hợp quốc. Ai Cập là một trong những quốc gia sáng lập diễn đàn GCTF gồm 30 nước thành viên.

Ai Cập đã cùng với EU đồng chủ trì nhóm công tác xây dựng năng lực cho các nước Đông Phi của diễn đàn GCTF kể từ năm 2017.

Ngoài ra, Ai Cập cũng đồng chủ trì nhóm công tác Tư pháp hình sự và Nhà nước pháp quyền cùng với Mỹ trong các năm từ 2011 đến 2017./.

Nguyễn Tùng (TTXVN/Vietnam+)

 

412 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.
Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 1062
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 1062
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87162601