140 quốc gia và vùng lãnh thổ cấm công dân Hàn Quốc nhập cảnh 

Số quốc gia và vùng lãnh thổ lên kế hoạch hoặc đang áp đặt lệnh cấm nhập cảnh đối với những người từng ở Hàn Quốc trong vòng 2 tuần qua tăng lên con số 71.
140 quốc gia và vùng lãnh thổ cấm công dân Hàn Quốc nhập cảnh

Tính đến ngày 16/3, đã có tổng số 140 quốc gia và vùng lãnh thổ đã áp đặt lệnh cấm nhập cảnh hoặc thủ tục cách ly nghiêm ngặt hơn đối với công dân Hàn Quốc để phòng ngừa dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

Số quốc gia và vùng lãnh thổ lên kế hoạch hoặc đang áp đặt lệnh cấm nhập cảnh đối với những người từng ở Hàn Quốc trong vòng 2 tuần qua cũng tăng lên con số 71.

Theo Bộ Ngoại giao Hàn Quốc, Bolivia và Nam Phi là những quốc gia mới nhất áp dụng quy định trên, đồng thời trong tuần này cũng sẽ cấm nhập cảnh đối với tất cả hành khách đến từ một số nước và khu vực có dịch nghiêm trọng, trong đó có Hàn Quốc.

[Hàn Quốc thảo luận biện phó ứng phó dịch COVID-19 với 5 nước]

Chỉ có 6 nước vẫn giữ quy định trước đó, chỉ cấm nhập cảnh đối với những hành khách bay từ một số khu vực Đông Nam Hàn Quốc như thành phố Daegu và tỉnh Gyeongsang ở miền Bắc, nơi dịch COVID-19 bùng phát mạnh.

Liên quan đến dịch COVID-19, ngày 15/3, các hãng hàng không Anh kêu gọi chính phủ hỗ trợ để có thể duy trì hoạt động trong cuộc khủng hoảng liên quan tới dịch sau khi Mỹ mở rộng lệnh cấm đi lại đối với công dân của các nước châu Âu, trong đó có Anh.

Hãng hàng không British Airways, thuộc International Consolidated Airlines, đã cảnh báo về mối nguy do dịch COVID-19 gây ra khiến các hãng hàng không trên thế giới phải hủy nhiều chuyến bay.

Tình hình càng diễn biến tiêu cực hơn vào cuối tuần qua khi các quốc gia là điểm đến được lựa chọn hàng đầu cho những kỳ nghỉ du lịch như Tây Ban Nha đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp, trong khi Mỹ đã bổ sung Anh và Ireland vào danh sách các quốc gia cấm đi lại nhằm ngăn chặn dịch lây lan.

Theo Cơ quan Thương mại Airlines UK, đã đến lúc các hãng hàng không thành viên như British Airways, Virgin Atlantic, Norwegian và Ryanair cần hành động.

Trong khi đó, theo Sky News, Chủ tịchVirgin Group, cổ đông lớn của hãng hàng không Virgin Atlantic, dự kiến sẽ yêu cầu Chính phủ Anh hỗ trợ 7,5 tỷ bảng Anh (9,2 tỷ USD) cho ngành hàng không.

Chính phủ Anh đã có cuộc họp với các lãnh đạo ngành hàng không và dự kiến tiếp tục thảo luận về tình hình hoạt động kinh doanh trước các ảnh hưởng tiêu cực của dịch COVID-19 trong tuần này.

Dịch COVID-19 đã làm giảm nhu cầu đi lại của người dân, khiến các hãng hàng không phải hủy nhiều chuyến bay, cắt giảm chi phí và yêu cầu chính phủ và cơ quan quản lý hỗ trợ họ vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.

Trong khi đó, 3 hãng hàng không lớn nhất nước Mỹ là Delta Air Lines, American Airlines và United Airlines cho biết đã có các cuộc thảo luận với Chính phủ Mỹ về những biện pháp hỗ trợ có thể triển khai.

Về phần mình, tập đoàn hàng không Lufthansa (Đức) cho biết sẽ yêu cầu chính phủ một số nước châu Âu hỗ trợ để ứng phó ảnh hưởng bất lợi của dịch COVID-19.

Lời kêu gọi hỗ trợ của một số hãng hàng không lớn nhất thế giới cho thấy sự biến động mạnh mẽ trong lĩnh vực hàng không trong bối cảnh dịch COVID-19 lan rộng trên toàn cầu với việc lãnh đạo British Airways gọi đây là cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất của ngành hàng không thế giới, vượt qua cả sự kiện ngày 11/9/2001./.

Phương Hoa (TTXVN/Vietnam+)

 

266 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.
Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 316
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 316
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 88622520